Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn hải sản là thích hợp?

Với các loại hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu , thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột.


Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn hải sản và ăn nhiều có tốt không là điều mà các mẹ quan tâm. Trong hải sản luôn có một hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao nên các mẹ muốn sử dụng để nấu thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho bé giúp trẻ phát triển toàn diện hơn mỗi ngày nhưng không phải tuổi nào cũng ăn hải sản được, và chế độ ăn hải sản cho trẻ như thế nào hợp lí không phải ai cũng biết. Sau đây,  sẽ chia sẻ với các mẹ thông tin dưới đây giúp các mẹ hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng khi cho trẻ ăn hải sản, mời các mẹ cùng tham khảo.

Do đạm trong hải sản và cá thường hay gây dị ứng cho trẻ, vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 là tốt nhất. Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khoẻ do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D.

Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục.

Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo không no như các biển, nhưng chứa nhiều chất đạm quý, dễ hấp thu, ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì thế, khi mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả, trắm, trê..
Cá biển thì nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ… các loại cá này chứa nhiều omega 3 (các axit béo không no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn)
Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.
Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.
Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai … nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ. Các loại này chứa nhiều kẽm, vi chất quan trọng với trẻ.
Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, cháo. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu. Tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Với các loại hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu , thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột.

Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên, ngoài ăn các loại cháo, mỳ, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Ăn bao nhiêu hải sản là đủ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1-2 bữa hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

Trẻ 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
Trẻ 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp…, mỗi bữa ăn 30-40g thịt hải sản.
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con/bữa (100g cả vỏ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét