Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Đặc điểm của bé tập nói khi được 25-36 tháng tuổi cần nắm rõ

Ở độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu hỏi những câu hỏi đơn giản, như là “Mẹ có muốn ăn bánh không?” và “Giày con đâu?”.

Việc dạy trẻ kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều đó có thể giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ của mình, làm tiền đề cho sự phát triển năng lực cá nhân trong tương lai. Vì vậy các mẹ cần biết đặc điểm của bé tập nói khi được 25-36 tháng tuổi dưới đây để có cách nuôi dạy thích hợp nhất. Hãy cùng  tham khảo nhé!

1. Bé tập nói từ 25 đến 30 tháng tuổi

Bây giờ bé đã có vốn từ vựng lớn hơn, bé sẽ muốn trải nghiệm nhiều hơn với âm thanh. Trong một lúc, bé có thể hét lên khi có ý nói bình thường và thì thầm khe khẽ khi trả lời câu hỏi, nhưng bé sẽ sớm tìm ra âm lượng phù hợp.
Bé cũng sẽ bắt đầu sử dụng những đại từ nhân xưng như là “con” và “bạn”. Giữa độ tuổi 2 và 3 tuổi, vốn từ vựng của bé sẽ đạt mức 200 từ hoặc hơn. Bé sẽ ghép những danh từ và động từ lại với nhau để tạo thành những câu đơn giản, hoàn chỉnh, ví dụ như “Con ăn bây giờ.”

Chắc chắn bạn sẽ phải bật cười trước những lỗi sai ngộ nghĩnh của bé, nhưng đừng để điều đó trở thành thói quen. Không đòi hỏi bé phải nói đúng ngữ pháp hoàn toàn nhưng bạn nên chỉ cho bé cách nói đúng để bé làm quen dần. Một trong những sai lầm thường gặp của bố mẹ khi dạy con tập nói là lặp lại những câu nói sai của con, điều đó sẽ không tốt cho quá trình phát triển ngôn ngữ của bé.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Ở độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu hỏi những câu hỏi đơn giản, như là “Mẹ có muốn ăn bánh không?” và “Giày con đâu?”. Nếu bạn để ý thấy bé không dùng những câu có nhiều từ hoặc không trả lời khi có người gọi tên bé, nên đưa bé đến bác sĩ. Những hành vi như thế có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy bé chậm phát triển.


Bé lên 3 tuổi đã có thể nói sành sỏi.

2. Bé tập nói từ 31 đến 36 tháng tuổi

Khi bé được 3 tuổi, bé sẽ nói những câu phức tạp hơn. Bé có thể nói chuyện với bạn, có thể điều chỉnh giọng của bé, cách nói chuyện và từ vựng cho phù hợp với người bé đang nói chuyện. Ví dụ, bé thường dùng những từ đơn giản hơn khi nói chuyện với bạn bè như: “Tớ đi tè” nhưng lại dùng những câu phức khi nói chuyện với bạn: “Con muốn đi vệ sinh”.

Bé cũng sẽ hiểu những quy tắc ngữ pháp đơn giản và sử dụng danh từ và đại từ nhân xưng chính xác hơn. Bắt đầu từ bây giờ, những người lớn không phải ba mẹ, bao gồm cả người lạ, có thể hiểu hầu hết mọi thứ bé nói, điều đó có nghĩa là bạn không phải làm “thông dịch viên” cho bé nhiều nữa. Thậm chí bé sẽ rất chuyên nghiệp khi nói họ, tên và cả tuổi của bé, và sẵn sàng giúp đỡ khi được nhờ vả.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét