Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé của bạn

Trên tay có hàng trăm vi khuẩn gây bệnh và những vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé thông qua các hành động vô tình đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng của bé. Vì vậy, nếu

Ai cũng biết tạo cho bé sức đề kháng tốt là rào chắn giúp bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Đặc biệt với trẻ sơ sinh,  sức đề kháng càng có ý nghĩa hơn trong sự phát triển của bé. Để giúp bé lớn lên khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên giúp bé tăng cường sức đề kháng thông qua những sinh hoạt đơn giản hằng ngày. Dưới đây là bí quyết tăng sức đề kháng cho bé, hãy cùng  tham khỏe để có thêm kinh nghiệm phòng bệnh cho bé nhé!

1. Rửa tay

Rửa tay thường xuyên là cách hiệu quả nhất để giúp bé chống lại các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.Việc rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi và sau khi đi vệ sinh loại trừ bớt những vi khuẩn có hại trên tay, giúp bé khỏe mạnh hơn nhiều.
Một kết quả nghiên cứu cho thấy rửa tay sạch sẽ thường xuyên sẽ làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.Không chỉ thường xuyên rửa tay, mẹ nên đặc biệt lưu ý dạy cho bé phương pháp rửa tay đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.



2. Tập thể dục

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp bé giảm khoảng 15% nguy cơ mắc các bệnh sốt, cảm, sổ mũi ở trẻ. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng.\

3. Ngủ đúng giờ

Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức đề kháng của bé. Trong khi bé ngủ, bạch cầu và các kháng thể được sản xuất nhiều hơn. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ giúp bé có đủ sức khỏe để chống lại những tác động xấu của môi trường. Việc thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ. Trẻ em dưới 1 tuổi mỗi ngày cần ngủ 14 tiếng trong khi trẻ học mẫu giáo thì chỉ cần ngủ từ 11 đến 13 tiếng mỗi ngày.

4. Không đặt tay lên mắt, mũi, miệng

Trên tay có hàng trăm vi khuẩn gây bệnh và những vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé thông qua các hành động vô tình đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng của bé. Vì vậy, nếu bé thường xuyên có thói quen dụi mắt hoặc hay để tay lên mặt thì mẹ cần lưu ý bé. Mẹ cũng có thể cho bé thường xuyên rửa tay để giảm bớt những vi khuẩn này.

5. Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hệ miễn dịch của bé phát triển tốt hơn, giúp cơ thể bé phòng tránh bệnh được tốt hơn nhiều. Ngoài những bữa ăn dinh dưỡng hằng ngày, mẹ nên cho bé ăn thêm nhiều rau và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C và D, giúp tăng sức đề kháng cho bé.

6. Tiêm chủng

Theo trung tâm kiểm soát bệnh dịch của Mỹ, việc tiêm chủng đầy đủ giúp cơ thể tăng khả năng chống chọi lại các loại bệnh. Tuy hiện nay có một số phản hồi tiêu cực về việc tiêm chủng cho bé nhưng nếu mẹ tìm được một trạm y tế đáng tin cậy thì đây là một trong những phương pháp tốt nhất để giúp bé phòng ngừa bệnh. Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm ngừa một số bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu, viêm não, viêm gan…

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét