Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Gợi ý chọn quà cho bé phù hợp từng tính cách vào các mùa Giáng sinh hằng năm

Một số ý tưởng cho bạn: bộ bách khoa toàn thư cho trẻ em, kính thiên văn đồ chơi, sách hướng dẫn các thí nghiệm khoa học vui, mầm cây hoặc hạt giống của một loại cây dễ trồng, bộ đồ

Lễ Giáng sinh đang đến gần, bé yêu của bạn chắc hẳn rất hào hứng khi nghĩ về những món quà tặng giáng sinh cho bé. Nhưng trước khi đi chọn mua, bạn đừng nhất thiết phải nghĩ đến những món đồ chơi hợp thời hay đắt đỏ nhất. Hãy xem bé thích gì, dựa vào tính cách của bé để chọn bé sẽ thích hơn.Dưới đây là gợi ý chọn quà cho bé phù hợp từng tính cách trong mùa Giáng sinh, hãy cùng  tham khảo nhé!

1. Cho cô bé điệu đàng

Đây là một trường hợp rất dễ để chọn quà Giáng sinh vì có nhiều vật dụng mà một cô bé nữ tính sẽ thích.
Một số ý tưởng cho bạn: bộ gương lược, dây chuyền hoặc vòng đeo tay, mỹ phẩm thiên nhiên tự làm, microphone đồ chơi, hộp đựng trang sức và phụ kiện, váy áo, bộ đồ chơi búp bê, bộ đồ chơi nhà bếp, đá phong thủy theo tuổi, vật dụng trang trí phòng ngủ theo phong cách công chúa,…

2. Cho bé thích sáng tạo

Bé có bao giờ nói rằng bé muốn trở thành họa sĩ, siêu sao ca nhạc hay nhà triết học trong tương lai? Các đồ chơi trẻ em giúp khơi gợi tính sáng tạo là món quà tuyệt nhất cho những con yêu.

Một số ý tưởng cho bạn: máy tính bảng cho trẻ em, bộ xếp hình, bình cây sinh thái, bộ dụng cụ học vẽ, sách hướng dẫn làm đồ handmade, một tấm thiệp độc đáo hoặc món bánh ngọt ngào do bạn tự làm, mô hình lắp ráp 3D, máy chụp hình Lomo, một món quà lưu niệm bằng đất sét, một phiếu học năng khiếu cho trẻ em,…
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinhbà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ em, dinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...
3. Cho bé yêu khoa học

Bé con thưởng tỏ ra thích thú với các hiện tượng khoa học, từng làm người lớn bất ngờ với những suy nghĩ logic vượt xa độ tuổi của bé? Còn gì tuyệt vời hơn các loại đồ chơi giáo dục giúp nuôi dưỡng sự phát triển các tế bào não và kích thích thần kinh hoạt động?

Một số ý tưởng cho bạn: bộ bách khoa toàn thư cho trẻ em, kính thiên văn đồ chơi, sách hướng dẫn các thí nghiệm khoa học vui, mầm cây hoặc hạt giống của một loại cây dễ trồng, bộ đồ chơi khoa học cho trẻ em, kính hiển vi đồ chơi, các trò chơi luyện trí nhớ, tập bản đồ địa lý,…


Món quà Giáng sinh nào sẽ khiến con yêu reo lên sung sướng?

4. Cho bé thích khám phá

Có phải bạn đang tìm quà Giáng sinh cho một đứa bé hiếu động, luôn thích khám phá tất cả mọi thứ?
Một số ý tưởng cho bạn: các bộ sách tâm sinh lý cho bé trai/bé gái, pháo hoa chơi trong nhà, một chuyến đi trượt patin, kính viễn vọng, xe mô hình, sách hướng dẫn cắm trại, bạt lò xo, bộ phi tiêu giải trí,…

5. Cho bé yêu thể thao

Món quà gì sẽ phù hợp cho các cô cậu bé thích những hoạt động ngoài trời, thích chạy nhảy, ném bóng?
Một số ý tưởng cho bạn: quần áo thể thao với huy hiệu của đội bóng mà bé hâm mộ, một quả bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, bàn đá banh, đồng hồ thể thao, giày thể thao, găng tay thể thao,…

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Đặc điểm của bé tập nói khi được 25-36 tháng tuổi cần nắm rõ

Ở độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu hỏi những câu hỏi đơn giản, như là “Mẹ có muốn ăn bánh không?” và “Giày con đâu?”.

Việc dạy trẻ kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều đó có thể giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ của mình, làm tiền đề cho sự phát triển năng lực cá nhân trong tương lai. Vì vậy các mẹ cần biết đặc điểm của bé tập nói khi được 25-36 tháng tuổi dưới đây để có cách nuôi dạy thích hợp nhất. Hãy cùng  tham khảo nhé!

1. Bé tập nói từ 25 đến 30 tháng tuổi

Bây giờ bé đã có vốn từ vựng lớn hơn, bé sẽ muốn trải nghiệm nhiều hơn với âm thanh. Trong một lúc, bé có thể hét lên khi có ý nói bình thường và thì thầm khe khẽ khi trả lời câu hỏi, nhưng bé sẽ sớm tìm ra âm lượng phù hợp.
Bé cũng sẽ bắt đầu sử dụng những đại từ nhân xưng như là “con” và “bạn”. Giữa độ tuổi 2 và 3 tuổi, vốn từ vựng của bé sẽ đạt mức 200 từ hoặc hơn. Bé sẽ ghép những danh từ và động từ lại với nhau để tạo thành những câu đơn giản, hoàn chỉnh, ví dụ như “Con ăn bây giờ.”

Chắc chắn bạn sẽ phải bật cười trước những lỗi sai ngộ nghĩnh của bé, nhưng đừng để điều đó trở thành thói quen. Không đòi hỏi bé phải nói đúng ngữ pháp hoàn toàn nhưng bạn nên chỉ cho bé cách nói đúng để bé làm quen dần. Một trong những sai lầm thường gặp của bố mẹ khi dạy con tập nói là lặp lại những câu nói sai của con, điều đó sẽ không tốt cho quá trình phát triển ngôn ngữ của bé.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Ở độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu hỏi những câu hỏi đơn giản, như là “Mẹ có muốn ăn bánh không?” và “Giày con đâu?”. Nếu bạn để ý thấy bé không dùng những câu có nhiều từ hoặc không trả lời khi có người gọi tên bé, nên đưa bé đến bác sĩ. Những hành vi như thế có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy bé chậm phát triển.


Bé lên 3 tuổi đã có thể nói sành sỏi.

2. Bé tập nói từ 31 đến 36 tháng tuổi

Khi bé được 3 tuổi, bé sẽ nói những câu phức tạp hơn. Bé có thể nói chuyện với bạn, có thể điều chỉnh giọng của bé, cách nói chuyện và từ vựng cho phù hợp với người bé đang nói chuyện. Ví dụ, bé thường dùng những từ đơn giản hơn khi nói chuyện với bạn bè như: “Tớ đi tè” nhưng lại dùng những câu phức khi nói chuyện với bạn: “Con muốn đi vệ sinh”.

Bé cũng sẽ hiểu những quy tắc ngữ pháp đơn giản và sử dụng danh từ và đại từ nhân xưng chính xác hơn. Bắt đầu từ bây giờ, những người lớn không phải ba mẹ, bao gồm cả người lạ, có thể hiểu hầu hết mọi thứ bé nói, điều đó có nghĩa là bạn không phải làm “thông dịch viên” cho bé nhiều nữa. Thậm chí bé sẽ rất chuyên nghiệp khi nói họ, tên và cả tuổi của bé, và sẵn sàng giúp đỡ khi được nhờ vả.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Mẹo tiết kiệm thời gian khi chăm sóc cho bé mẹ bầu cần chú ý

Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách lau chùi phòng tắm sau khi đã tắm cho bé.

Làm mẹ, nghĩa là bạn sẽ phải dành nhiều thời gian cũng như công sức chăm sóc đứa con nhỏ của mình. Có thể mẹ sẽ không còn thời gian để chăm sóc, thư giản cho bản thân. Những mẹo tiết kiệm thời gian khi chăm sóc cho bé sau đây sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bản thân mà vẫn chăm sóc bé chu đáo. Hãy cùng  tham khảo nhé!

Với sự phát triển không ngừng của của công nghệ thông tin, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi việc thanh toán các hóa đơn có thể thực hiện trực tuyến. Bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản trên trang web ngân hàng của bạn, và mọi thao tác chỉ mất 5 – 10 phút! Như trước đây, bạn sẽ mất ít nhất là 1 tiếng để chạy đến các điểm thanh toán, điền vào các phiếu nộp tiền rồi ngồi chờ gọi tên… Thật kinh khủng!

Nếu mỗi lần con ngủ, bạn đi dọn dẹp nhà cửa thì mọi thứ sẽ rất ngăn nắp. Tuy nhiên, sau khi cho bé ngủ xong, bạn dường như không còn nhiều năng lượng để làm thêm việc gì khác, do đó bạn nên chọn làm một số việc trong khả năng của mình, rửa chén chẳng hạn, và cho phép mình làm tiếp những việc khác vào ngày mai. Việc này sẽ giúp bạn thấy thoải mái và ít áp lực hơn.

Sau khi bạn tắm cho bé, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp nhà vệ sinh luôn. Bé tắm xong thì bạn cũng xong được một việc nhà.

Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách lau chùi phòng tắm sau khi đã tắm cho bé.

Mỗi buổi sáng khi đánh thức bé dậy, bạn có thể vừa hát, nói chuyện, đùa giỡn với bé trong khi thay đồ cho bé, thay bỉm, thu gom đồ chơi, bỏ đồ vào máy giặt và hút bụi… Cần chắc chắn là bé đã ở trong cũi an toàn khi bạn làm việc.

Sau khi cho bé ăn xong, đặt bé ngồi vào ghế dành riêng cho bé, thắt dây an toàn đầy đủ, đây là lúc bạn có thể tranh thủ xếp quần áo, rửa chén bát hay làm một số việc khác trong nhà bếp. Để có nhiều thời gian cho những việc lâu hơn như lau nhà, chùi nhà tắm…, bạn nên cho bé những đồ chơi đòi hỏi bé tập trung cao độ như bút chì màu và giấy để vẽ.

Nên cố gắng làm tất cả những thứ bạn có thể làm sau khi bé ngủ và trước khi bạn đi ra ngoài như làm đồ ăn, rửa bình sữa, xếp quần áo cho bé hoặc lau dọn nhà bếp. Bằng cách này, bạn có thể cảm thấy dễ chịu với việc nhà và không để nó ảnh hưởng đến thời gian của bạn dành cho con cái.

Để sẵn vài món đồ chơi ở những nơi như nhà bếp hay phòng khách, chúng sẽ “giữ con” giúp bạn khi bạn đang bận.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Bé tập nói được những gì khi từ 12 đến 24 tháng tuổi, bạn có biết?

Bây giờ bé đã hiểu được những câu hỏi và câu điều kiện đơn giản. Mỗi tháng bé sẽ học thêm được vài từ mới. Đa số những từ này là danh từ chỉ những sự vật trong cuộc sống hằng

Sau nhiều tháng lắng nghe những tiếng ư, au của trẻ, sẽ là một khoảnh khắc hồi hộp khi con nói ra những từ đầu tiên – có thể là bố, mẹ hay bà… Vậy bé tập nói được những gì khi từ 12 đến 24 tháng tuổi? đó là câu hỏi cũng như mong đợi của rất nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng  tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con  nhé!

1. Bé tập nói từ 12 đến 18 tháng tuổi

Trước khi bé 1 tuổi, bé có thể bắt đầu sử dụng một hoặc hai từ có nghĩa. Vài tháng tiếp theo, bé sẽ cố gắng bắt chép một vài từ, và bạn có thể nghe bé bập bẹ như thể đang nói chuyện. Thậm chí, bé sẽ luyện tập cả giọng điệu, như cao giọng khi đặt câu hỏi. Bé có thể nói “Bế?” khi đòi bế, ví dụ như thế.

Bé đang học cách sử dụng sức mạnh của lời nói như là một phương tiện để thể hiện nhu cầu của bé. Cho tới khi bé học được thêm nhiều từ để diễn đạt ý kiến và mong muốn, bé sẽ có thể kết hợp ngôn ngữ nói với cử chỉ để diễn đạt điều bé muốn. Ví dụ như, bé sẽ chỉ tay về phía món đồ chơi yêu thích của bé và nói “banh”.
Một số bé phát triển toàn bộ ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với bố mẹ. Ví dụ, bé có thể đặt tay lên miệng khi muốn ăn hoặc nện vào bàn khi bé bực mình.

Đừng lo lắng nếu bé nỗ lực để diễn đạt ý của mình. Điều này thật ra là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đang cố gắng nhiều để giao tiếp và đừng làm lơ bé cho dù bạn có hiểu bé hay không.

Khi được 18 tháng tuổi, bé sẽ có thể bắt đầu nói được nhiều phụ âm. Học cách phát âm những từ này là một bước ngoặt đối với bé, nhờ thế bé học được rất nhiều từ vựng ở thời điểm này. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng là bạn có thể nghe tất cả những âm thanh đó thành những từ thật sự.

Bé tập nói được những gì khi từ 12 đến 24 tháng tuổi? phần 1Tập nói là mốc phát triển quan trọng và không kém phần thú vị cho bé lẫn ba mẹ.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

2. Bé tập nói từ 19 đến 24 tháng tuổi

Bây giờ bé đã hiểu được những câu hỏi và câu điều kiện đơn giản. Mỗi tháng bé sẽ học thêm được vài từ mới. Đa số những từ này là danh từ chỉ những sự vật trong cuộc sống hằng ngày của bé, như là “xe” và “cá”.

Suốt giai đoạn này, bé có thể bắt đầu nối hai từ lại với nhau, tạo những câu đơn giản như “Bế con”. Vì kỹ năng ngữ pháp của bé vẫn chưa phát triển, bạn có thể sẽ nghe những câu kỳ quặc như “Cá bò”.

Thỉnh thoảng bé sẽ cố sức đặt tên cho những sự vật mới mà bé quan sát thấy ở thế giới xung quanh bé. Tuy nhiên, bé có thể mở rộng những từ bé đã biết theo cách của riêng mình, ví dụ như tất cả những con thú mới đều được bé gọi là “chó”. Bạn cũng có thể nghe bé nói những câu sai ngữ pháp một cách buồn cười, đặc biệt là các đại từ nhân xưng.

Khi bé được khoảng 2 tuổi, bé sẽ bắt đầu sử dụng những câu đơn giản gồm từ 2 đến 4 từ và hát những giai điệu đơn giản. Khi nhận thức về bản thân phát triển, bé sẽ sử dụng từ “con” để chỉ bé, và bé chắc chắn thích kể cho bạn nghe bé thích gì và không thích gì, bé nghĩ gì và bé cảm thấy như thế nào.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Hướng dẫn cách dạy bé tập nói hiệu quả theo từng tuổi thích hợp

Bé không biết việc cần làm với những vật dụng hàng ngày, không hiểu những chỉ dẫn đơn giản, không sử dụng những cụm hai từ khi được 30 tháng tuổi, không đặt câu hỏi, không thể 

Còn gì hạnh phúc bằng khi nghe trẻ bi bô. Học nói là một bước quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Dạy con tập nói không phải là một công việc quá khó khăn nhưng cũng chẳng mấy dễ dàng. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn cách dạy bé tập nói hiệu quả phù hợp từng tháng tuổi dưới đây để có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con nhé!

1. Nói chuyện

Các nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên trò chuyện với bố mẹ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển ngôn ngữ của bé. Bạn không cần nói chuyện với bé liên tục nhưng nên tận dụng bất cứ khi nào bạn và bé ở bên nhau. Miêu tả việc bạn đang làm, chỉ cho bé tên gọi những vật dụng xung quanh, đặt câu hỏi hoặc hát cho bé nghe là những gì bạn có thể làm để cùng bé tập nói.

2. Đọc

Đọc sách cùng bé là cách tốt để bé mở rộng vốn từ vựng, cách sắp xếp câu, và cách miêu tả những hành động. Không chỉ dừng lại ở việc đọc sách cho bé, bạn có thể khuyến khích bé kể bạn nghe chuyện gì xảy ra cho nhân vật trong truyện.

3. Lắng nghe

Khi con nói chuyện với bạn, cần lắng nghe bé bằng cách nhìn bé và trả lời bé. Bé chắc chắn sẽ nói nhiều hơn khi bạn tỏ ra hứng thú với những điều bé nói. Qua đó, bạn có thể khuyến khích bé tập nói tốt hơn.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Hướng dẫn cách dạy bé tập nói hiệu quả phù hợp từng tháng tuổi phần 1Nói chuyện với bé liên tục có thể giúp bé học nói nhanh hơn.

4.  Khi nào cần lo lắng?

Bạn là người tốt nhất có thể giúp bé phát triển khả năng nói sớm. Nếu bé có những biểu hiện như bên dưới và bạn cảm thấy lo lắng, cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra xem bé có phải bị chậm nói hoặc là gặp vấn đề gì về tai hay không.

– 12 đến 18 tháng

Bé không nói từ nào cho tới khi bé được 12 tháng tuổi (bao gồm cả “ma” hoặc “ba”), không bập bẹ trước khi bé tròn 1 tuổi, không biết chỉ đồ vật, không có phản ứng khi được gọi tên, hoặc bạn không thể hiểu một từ nào mà bé nói khi bé được 18 tháng tuổi.

– 19 đến 24 tháng

Bé hiếm khi nói hoặc bắt chước người khác và không có vẻ bực mình khi bạn không thể hiểu điều bé muốn.

– 25 đến 36 tháng

Bé không biết việc cần làm với những vật dụng hàng ngày, không hiểu những chỉ dẫn đơn giản, không sử dụng những cụm hai từ khi được 30 tháng tuổi, không đặt câu hỏi, không thể phát âm nguyên âm hoặc không ai có thể hiểu những điều bé nói khi bé được 3 tuổi, hoặc mất những kỹ năng bé đã từng có.

Nếu bé bị ngọng, đó không hẳn là vấn đề. Nói ngọng là một hiện tượng bình thường, đặc biệt khi kỹ năng suy nghĩ và ngôn ngữ của bé đang được mở rộng nhanh hơn tốc độ nói của bé. Thỉnh thoảng bé sẽ háo hức kể cho bạn nghe bé đang nghĩ gì trong khi bé không thể thốt ra đủ nhanh bằng lời nói.

Bố mẹ có thể giúp bé bằng cách nói mẫu thật chậm và ngắt nghỉ một lúc sau mỗi câu trước khi nói tiếp câu sau. Cần dành thời gian ngồi xuống và nói chuyện từ tốn với bé. Cố gắng không nói nốt câu hoặc xen ngang câu nói của bé, cho bé thời gian suy nghĩ để tìm ra từ cần nói, trao đổi ánh mắt với bé và có những cử chỉ khích lệ như kiên nhẫn gật đầu.
Nhưng nếu bé vẫn nói lắp kéo dài hơn 6 tháng, hoặc tệ hơn là bé phải rất vất vả để nói ra được một từ, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Tìm hiểu thời điểm thích hợp để ngưng dùng tã cho bé

Bạn có thể quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ngồi bô. Việc sử dụng tã và dạy bé ngồi bô có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bé sẵn sàng ngay từ đầu

Không ai có thể phủ nhận tính tiện lợi của tã giấy và cách chúng giúp cuộc sống của các mẹ dễ thở hơn rất nhiều. Nhưng đến một thời điểm nhất định, trẻ phải ngưng dùng tã và bắt đầu tập ngồi bô. Vậy khi nào ngưng dùng tã cho bé là thích hợp nhất? hãy cùng tham khảo thời điểm thích hợp để ngưng dùng tã cho bé dưới đây để có thêm kiến thức chăm sóc con cái nhé!

1. Thời điểm nào là thích hợp?

Theo các chuyên gia và bác sĩ nhi khoa, bé phải được dạy cách ngồi bô khi được 18 tháng tuổi, tức là 1 tuổi rưỡi. Tuy nhiên trong thực tế, càng ngày càng có nhiều bé vẫn mặc tã dù đã tròn 3 tuổi. Một số bố mẹ thậm chí còn để con mặc tã cho tới lúc bé được 4 hoặc 5 tuổi.

Trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, các bé tập trung nhiều vào việc đi tiêu và đi tiểu. Dạy bé ngồi bô trong độ tuổi này, bé sẽ nhanh chóng nắm bắt được, còn ngoài độ tuổi này, bé sẽ có khả năng chống đối.

Thời điểm thích hợp để ngưng dùng tã cho bé mà mẹ nên biết phần 1Ba mẹ nên cho bé tập ngồi bô trước khi ngưng dùng tã cho bé
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

2. Cách nhận biết khi nào nên ngưng dùng tã cho bé

Bạn có thể quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ngồi bô. Việc sử dụng tã và dạy bé ngồi bô có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bé sẵn sàng ngay từ đầu, bạn có thể từ từ cắt giảm việc sử dụng tã.
Điều quan trọng là bạn cần kiên nhẫn. Mọi chuyện sẽ không đột nhiên trở nên tốt đẹp đúng ý bạn chỉ sau một đêm. Bạn không thể chỉ đơn giản cởi tã bé và mong là bé sẽ có thể kiểm soát ngay lập tức việc vệ sinh của mình. Điều này cần một quá trình và bé cần sự hướng dẫn cũng như động viên của bạn.
Đừng ép buộc bé phải ngồi bô và ngưng dùng tã cùng lúc. Nếu bạn làm thế, mỗi khi bé lỡ “bậy” ra, bé sẽ thấy xấu hổ và cảm giác mình là một kẻ thất bại. Bạn cần khuyến khích bé và không la mắng khi bé chưa kiểm soát được nhu cầu tiêu tiểu của mình. Theo thời gian, bé sẽ thuần thục hơn.
Chắc chắn là ra giường nhà bạn sẽ bị ướt trong vài tháng đầu khi dạy bé ngồi bô. Có những lúc bạn nghĩ bé hoàn toàn sẵn sàng cho việc ngưng dùng tã, nhưng như bạn đã biết, việc này là rất khó.
Quyết định khi nào nên ngưng dùng tã phụ thuộc vào bố mẹ chứ không phải các bé. Không nên đổ lỗi cho các bé khi các bé vẫn phụ thuộc vào tã. Nên nhớ rằng nếu bé thất bại, thực tế đó là lỗi của bạn. Tuy nhiên, đây là một phần trong sự phát triển của bé và bé sẽ học được nhanh chóng nếu bạn bắt đầu đúng thời điểm.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Bí quyết tiết kiệm thời gian và cân bằng cuộc sống khi chăm sóc con nhỏ

Việc nhà là những việc không tên và nó như một guồng máy chạy không ngơi nghỉ, vì vậy bạn đừng tham vọng sẽ hoàn thành việc nhà một cách hoàn hảo, nhất là khi bạn có con nhỏ.

Đối với các chị em nào có con nhỏ thì cuộc sống với những đứa bé luôn thật là bận rộn phải không nào? Và bạn sẽ không còn thời gian để tâm đến sức khỏe và vẻ bề ngoài của bạn. Điều này không tốt cho mẹ tí nào. Hãy cùng  tham khảo bí quyết tiết kiệm thời gian và cân bằng cuộc sống khi nuôi con nhỏ dưới đây để cho cuộc sống của mẹ thêm phần thoải mái hơn nhé!

1. Thời gian cho bé ngủ và tắm

– Thực hiện theo một lịch trình

Nên tập cho bé đi ngủ có giờ giấc như buổi tối không được ngủ trễ hơn 9 giờ chẳng hạn. Nhờ đó, vợ chồng bạn có thời gian nghỉ ngơi bên nhau khi bé ngủ.

– Hai trong một

Nếu có 2 bé gấn tuổi nhau, thay vì tắm cho từng bé, bạn có thể tắm cho 2 bé cùng một lúc để tiết kiệm thời gian và các bé có thể chơi với nhau vui vẻ trong lúc tắm.

– Tạm biệt tóc rối

Nên chải đầu cho bé sau khi tắm gội xong để tránh tình trạng tóc bé bị rối, khó chải hơn sau khi tóc đã khô và bạn đỡ mất thời gian hơn.

– Luôn sẵn sàng

Trong phòng tắm của bé, bạn nên có một cái giỏ chứa tất cả các vật dụng bé cần khi tắm như: khăn tắm, khăn lau mặt, dầu gội đầu, sữa tắm, tã, khăn lau các loại… trong một tuần, cuối tuần bạn lại bổ sung tiếp. Nhờ vậy, bạn luôn luôn sẵn sàng khi tắm bé mà không phải chạy tới chạy lui lấy cái này cái kia, mất thời gian.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...


Mẹ nên lên một lịch chuẩn bị sẵn những việc cần làm trong ngày sẽ giúp tiệt kiệm rất nhiều thời gian.

2. Đừng quên nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống

Việc nhà là những việc không tên và nó như một guồng máy chạy không ngơi nghỉ, vì vậy bạn đừng tham vọng sẽ hoàn thành việc nhà một cách hoàn hảo, nhất là khi bạn có con nhỏ.

Nếu con khóc hay giận dỗi, đây là lúc bé muốn được bạn quan tâm và chơi với bé. Điều tốt nhất bạn nên làm lúc này là gác mọi việc lại, dành tất cả tình yêu thương và sự quan tâm của bạn hướng về bé. Dần dần, bé sẽ độc lập hơn và muốn làm tất cả mọi thứ một mình.

Với những bà mẹ ở nhà chăm con, nên ghi nhớ rằng việc ưu tiên hàng đầu của bạn là chăm sóc con và dành thời gian quý giá của bạn ở bên con, chứ không phải để có một ngôi nhà sạch sẽ tuyệt đối! Khi con bạn ở độ tuổi tập đi, một ngôi nhà sạch sẽ, hoàn hảo là điều không thể.

Trong nhịp sống hối hả hiện nay, con cái sẽ là liều thuốc tuyệt diệu giúp các bậc cha mẹ thấy cuộc sống ý nghĩa và đáng yêu hơn. Bạn hãy thử ngồi xuống vui đùa cùng con, bạn sẽ thấy đầu óc mình nhẹ tênh và bạn chỉ muốn gác lại mọi việc sang một bên để bên con thật lâu vì bạn biết rằng khoảnh khắc ấy là bất tận. Việc lau chùi, giặt giũ không làm hôm nay thì hôm sau làm cũng không sao cả. Đừng để tâm lý “phải hoàn tất mọi việc” trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Những loại thực phẩm không tốt khi cho bé ăn dặm bạn cần nắm rõ

 Lý do là trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian làm quen với thức ăn dặm trước khi phát triển vị giác để có thể tiếp nhận muối và đường. Đừng lo, con yêu sẽ không cảm thấy món ăn lạ

Giai đoạn cho bé ăn dặm chỉ là tập cho bé ăn nên các loại thức ăn hầu như không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cho nên nhiệm vụ của giai đoạn này chủ yếu là chuẩn bị cho bé tiếp cận những món ăn mới với mùi vị khác nhau và cách ăn mới mà thôi. Nhưng các mẹ cần lưu ý, không phải tất cả các loại thực phẩm đều tốt cho bé. Hãy cùng  tham khảo những loại thực phẩm không tốt khi cho bé ăn dặm dưới đây để biết cách phòng tránh cho bé nhé!

1. Mật ong

Mật ong có khả năng chữa thương tự nhiên và có vị ngon ngọt nhưng bạn có biết rằng nó có nguy cơ gây ngộ độc cho con yêu? Điều này tuy không ảnh hưởng đến người lớn nhưng có thể gây hại cho đường tiêu hoá còn non nớt của bé. Mật ong nguyên chất không nên xuất hiện trong thực đơn cho bé ăn dặm trong năm đầu đời. Đừng lo lắng con yêu sẽ không thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này vì hầu hết trẻ mầm non có thể dễ dàng hấp thu mật ong, đặc biệt nếu nó được thêm vào bánh hoặc những thức ăn được nấu chín.

2. Các loại quả, hạt và các loại đậu

Các loại quả, hạt và các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại có kích thước nhỏ, do đó chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt thở cho các nhóc tì. Một số loại hạt thường gặp như đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn của bé bằng cách xay nhuyễn thành bột mịn, sau đó cho một lượng nhỏ cỡ nửa muỗng cà phê vào trong bột ăn dặm của bé. Khi mới cho bé làm quen với các loại hạt này, nên bắt đầu với một lượng nhỏ để xem thử bé có bị dị ứng hay không.


3. Đường và muối
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Đường và muối không nên được thêm vào thực đơn cho bé ăn dặm. Nếu bạn cho bé ăn thức ăn đóng hộp, cần kiểm tra hàm lượng muối và đường trên vỏ hộp. Chọn những loại có hàm lượng gia vị thấp nhất có thể hoặc hoàn toàn không có muối và đường trong thành phần. Lý do là trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian làm quen với thức ăn dặm trước khi phát triển vị giác để có thể tiếp nhận muối và đường. Đừng lo, con yêu sẽ không cảm thấy món ăn lạt lẽo giống như những người lớn khác trong nhà đâu. Việc không thêm muối và đường vào thực đơn sẽ giúp cho vị giác còn non nớt của trẻ trải nghiệm được những mùi vị tinh tế của thức ăn tốt hơn.

4. Sữa bò

Không nên cho bé làm quen với sữa bò trước khi bé được 1 tuổi. Một số trẻ em Việt Nam gặp phải tình trạng không dung nạp lactose, thành phần có trong sữa bò, nên trẻ sẽ có nguy cơ bị dị ứng. Khi cho bé uống sữa bò, nên thử với một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của bé.

5. Trái cây có hạt

Một số loại trái cây có hạt như nho và táo là những tác nhân gây ngạt nguy hiểm cho bé. Do đó, đừng quên cắt chúng thật nhỏ và loại bỏ hạt để bé có thể hấp thu giá trị dinh dưỡng của chúng một cách an toàn. Kể cả khi bé bắt đầu tập đi và có thể nhai tốt, bạn vẫn nên cẩn thận với nho.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Bí quyết chụp ảnh cho bé đáng yêu hơn

Bố mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc chụp ảnh mà hãy tạo cho bé thoải mái để được những “pô” hình tự nhiên nhất cho bé.

Các bậc cha mẹ luôn muốn giữ lại những khoảnh khắc đáng yêu của bé phát triển qua từng ngày. Nhưng do bé rất hiếu động hoặc sợ ống kính nên không dễ dàng gì có được những bức ảnh tự nhiên từ bé. Các bạn đừng vội lo lắng hãy cùng  khám phá bí quyết chụp ảnh cho bé dễ dàng đáng yêu nhất dưới đây để có thêm kinh nghiệm chụp ảnh cho bé nhé!

1. Nên làm gì để việc chụp ảnh cho bé được dễ dàng?

Chụp ảnh gần nhất có thể. Nếu bạn muốn chụp ảnh bé, bạn cần một máy ảnh có thể chụp đủ gần để khuôn mặt bé lấp đầy khung ảnh. Nên tìm một máy ảnh có chức năng “macro” giúp bạn tiếp cận gần hơn.
Chụp thật nhiều hình. Với một máy ảnh kỹ thuật số, bạn có thể chụp lại bao nhiêu lần cũng được mà không phải lo lắng về việc lãng phí phim. Chỉ cần đảm bảo bạn có đủ thẻ nhớ để lưu trữ những bức ảnh cho tới khi chụp xong. Nếu bạn sử dụng máy chụp phim, bạn phải sẵn sàng bỏ một số phim để có được những bức ảnh đẹp.
Để máy ảnh càng xa khuôn mặt bạn càng tốt. Khi còn nhỏ xíu, các bé không biết cái gì là máy ảnh. Các bé chỉ nhận ra và phản ứng với khuôn mặt bạn. Điều đó dễ dàng đối với máy ảnh kỹ thuật số vì nó có màn hình hiển thị ảnh bạn muốn chụp. Với một máy ảnh truyền thống, bạn phải nhìn qua ống kính để ngắm, nhưng sau khi đã xác định được góc chụp, bạn đừng quên nháy mắt với bé khi chụp, nó sẽ giúp bé có biểu cảm khuôn mặt tốt hơn.
Nắm bắt thời điểm. Thậm chí những bé ngoan nhất cũng chỉ chịu ngồi yên tối đa 5 hoặc 10 phút mỗi lần. Các bé không quan tâm đến việc chụp ảnh. Một lý do dễ hiểu là lúc này khả năng tập trung của bé còn rất kém. Trong 5 phút đó, hãy cố gắng chụp thật nhiều ảnh hết mức có thể.
Bố mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc chụp ảnh mà hãy tạo cho bé thoải mái để được những “pô” hình tự nhiên nhất cho bé.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

2. Lưu ý khi chụp ảnh cho bé yêu

Để ý đến phông nền. Một trong những lỗi mà nhiều người thường phạm phải nhất bên cạnh lỗi ngắm sai, đó là không chú ý vào phông nền của ảnh. Điều này có thể cho ra đời những bức ảnh rối rắm và buồn cười.
Đừng cố gắng sắp xếp quá tỉ mỉ. Chúng ta không phải những nhà thiết kế bối cảnh và các bé không phải người mẫu, do đó đừng đòi hỏi quá cao. Đầu tư quá mức hoặc quá cẩn thận có thể khiến bạn thất vọng nếu kết quả không như ý.
Không nên tập trung quá nhiều vào máy móc. Rất nhiều người chú ý quá nhiều về kỹ thuật mà quên mất nhân vật chính phải là các bé. Mục đích của bạn là ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của bé yêu, không phải là sử dụng hết chức năng của máy ảnh để chụp.

Sự phát triển tâm lý trẻ lên 2 mà các mẹ cần chuẩn bị trước

Bé yêu của bạn có thích thử mang giày của ba mẹ không? Bé có cố gắng để mặc áo, đội mũ hoặc đeo kính của ba mẹ? Nếu có, bé đang biểu lộ với bạn và với chính mình rằng bé ý thức

Đối với mỗi giai đoạn phát triển thì tâm lý của trẻ cũng sẽ thay đổi theo. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu nắm bắt tâm lý của con theo từng lứa tuổi cụ thể để tiện chăm sóc, có cách dạy bảo con phù hợp nhất. Dưới đây là sự phát triển tâm lý trẻ lên 2, hãy cùng  tham khảo để có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con nhé!

1. “Chiến lược” của bạn

Mặc dù chính bạn cũng đôi lúc muốn la hét hay quát mắng con để giải tỏa cơn giận trước sự phiền toái của bé, điều tốt nhất nên làm lúc này là giữ bình tĩnh, ở gần bé và giúp con giải tỏa cảm xúc của mình. Một cái ôm và một bờ vai để con dụi đầu khóc có thể là tất cả những gì bé cần để cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể làm bé xao nhãng bằng cách bày cho bé một trò chơi trong nhà hoặc đưa bé một món đồ chơi nào khác.

Nếu bạn đang ở nơi công cộng hay tại nhà của một ai đó, nên nắm tay và đưa bé đến một nơi mà hai mẹ con có thể ngồi bình tĩnh cho đến khi tâm trạng nguội dần. Nên kiên trì cho đến khi bé đủ lớn để hiểu và tuân thủ các quy tắc, khi bé được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi.

Sự phát triển tâm lý trẻ lên 2 mà các mẹ nên tham khảo phần 1Ba mẹ nên nắm rõ các đặc điểm về tâm lý của trẻ để ứng xử tạo điều kiện cho bé phát triển.

2. Sự phát triển của bé 2 tuổi: Chơi trò giả vờ và biểu lộ sự trìu mến

Bé yêu của bạn có thích thử mang giày của ba mẹ không? Bé có cố gắng để mặc áo, đội mũ hoặc đeo kính của ba mẹ? Nếu có, bé đang biểu lộ với bạn và với chính mình rằng bé ý thức được việc đang lớn lên và bé muốn được như bạn.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Bạn cũng có thể để ý cách bé giả vờ chơi với thú nhồi bông và búp bê. Bé sẽ đóng vai ba mẹ đang nuôi con bằng cách cho chú khỉ nhồi bông ăn một “quả chuối”, thực ra là một khối gỗ màu vàng, hoặc nhét thú bông dưới một cái mền và hát ru. Giả vờ chơi như thế này là một ví dụ tuyệt vời của sự bắt chước, và là dấu hiệu cho thấy con bạn đang học tập cách đồng cảm với người khác.

Nhiều trẻ em 20 tháng tuổi rất thích biểu lộ sự trìu mến. Bé yêu có thể thích ngồi trên lòng ba mẹ để được âu yếm, bởi bé biết đó là thời gian có được sự quan tâm trọn vẹn của bạn, điều mà bé yêu thích. Bé cũng có thể muốn giúp bạn những việc lặt vặt trong nhà, tất cả mọi thứ từ việc gấp quần áo và mở các túi mua hàng cho đến việc quét sàn nhà bếp.

Tất nhiên bé thực sự muốn làm những việc này mà không có sự giúp đỡ của bạn, mặc dù có những việc bé chưa làm được. Điều này có thể làm bạn bị chậm lại một chút, nhưng lời khuyên cho bạn là nên dành thời gian tìm hiểu cách cho bé cơ hội giúp đỡ mẹ mà vẫn giữ bé được an toàn. Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra những điều này không chỉ gắn kết tình cảm gia đình mà còn tạo cho bé ý thức tốt trong cuộc sống ngay khi còn nhỏ.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Tìm hiểu cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng an toàn tại nhà

Trước khi kẹp và cắt dây rốn, bác sĩ sẽ dùng thuốc khử trùng lau trước. Khi chăm sóc rốn cho trẻ ở nhà, mẹ cần làm sạch đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng an toàn tại nhà đảm bảo sức khỏe của trẻ tránh được những nhiễm trùng nguy hiểm không mong muốn. Cuống rốn đối với trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng vì vậy luôn cần phải được chăm sóc cẩn thận tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết chăm sóc đúng cách chuẩn khoa học đảm bảo an toàn cho bé. Sau đây. sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng đơn giản dễ làm tại nhà đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu, mời các mẹ cùng tham khảo.

Chăm sóc rốn cho trẻ tại nhà

Trong vòng 10 – 21 ngày, gốc rốn sẽ khô lại và rụng đi, để lại một vết nhỏ và lành sau một vài ngày.

Rốn trẻ sơ sinh có cần chăm sóc đặc biệt? Phải giữ sạch và khô cuống rốn. Gấp tã trẻ em đặt dưới cuống rốn (hoặc mua loại tã đặc biệt có khoảng trống cho cuống rốn) để thông thoáng và không tiếp xúc với nước tiểu. Khi cuống rốn rụng, mẹ có thể thấy một chút máu dính trên tã, điều này hoàn toàn bình thường.

Lưu ý: Tránh cho bé ngâm bồn tắm khi cuống rốn chưa rụng.


Tiết trời ấm, mẹ có thể chỉ mặc tã và áo phông rộng cho bé, để không khí được lưu thông và giúp tăng tốc quá trình khô cuống rốn. Tránh mặc áo bó sát cho bé trước khi cuống rốn rụng. Đặc biệt, mẹ đừng bao giờ cố gắng kéo đứt dây rốn, ngay cả khi trông nó có vẻ như sắp rụng.

Có một vài trường hợp sau khi cuống rốn rụng, những u thịt nhỏ vẫn còn lưu lại – chúng có thể tự biến mất sau này hoặc cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Những u này không quá nguy hiểm và không chứa dây thần kinh nào, vì vậy, nếu việc can thiệp là cần thiết, bé sẽ không bị đau.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Trước khi kẹp và cắt dây rốn, bác sĩ sẽ dùng thuốc khử trùng lau trước. Khi chăm sóc rốn cho trẻ ở nhà, mẹ cần làm sạch đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1 hoặc 2 lần/ ngày.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu

Trẻ bị sốt hoặc có những biểu hiện không khỏe
Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.
U hạt rốn: nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.
Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ.

Cách phòng ngừa hăm tã cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết trước

Trẻ bị nhiễm trùng: Đây cũng là một trong những nguyên do khiến trẻ bị hăm tã. Làn da của trẻ nếu không được giữ

Cách phòng ngừa hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất giúp mẹ bảo vệ làn da mịn màng của bé mỗi ngày. Da của trẻ em nhất là trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm vì vậy các mẹ phải có biện pháp chăm sóc thật kĩ lưỡng nhất là khi mặc tã để tránh hiện tượng hăm tã gây hại cho da của bé. Sau đây,  sẽ cùng các mẹ tìm hiểu nguyên nhân khiến các bé bị hăm đã và cách phòng ngừa hăm tã cho trẻ hiệu quả, mời các mẹ cùng tham khảo.

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Nguyên nhân gây ra hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh rất nhiều, nhưng dưới đây là một số thủ phạm gây hăm tã phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.

Da bé bị ẩm ướt: Các bậc cha mẹ luôn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng hút ẩm của những chiếc bỉm khi dùng cho bé như những quảng cáo về nó, điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì, ngay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ra ẩm ướt cho vùng da của bé. Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài, nó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu sẽ gây nên tình trạng hăm tã ở bé. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.

Da bé bị chà xát với bỉm : Da bé bị chà sát vào bỉm cũng là một nguyên nhân gây gây hăm tã ở trưe sơ sinh, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, trẻ rất nhạy cảm với hóa chất như hương thơm trong bỉm hay do chất tẩy rửa mẹ dùng giặt tã. Da trẻ sơ sinh mỏng manh nên ít có khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm tã hơn trẻ lớn tháng.
Đồ ăn lạ: Hiện tượng trẻ sơ sinh bị hăm rã do đồ ăn lạ phổ biến nhất là khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Thức ăn mới lạ làm thay đổi thành phần của phân bé, khiến cho bé đi ị nhiều hơn bình thường. Hiện tượng trẻ bị hăm tã có thể tồn tại lâu mà cha mẹ không biết được là do vị trí xung quang hậu môn ít được cha mẹ chú ý tới.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Trẻ bị nhiễm trùng: Đây cũng là một trong những nguyên do khiến trẻ bị hăm tã. Làn da của trẻ nếu không được giữ khô mà luôn trong tình trạng ẩm ướt thì là điều kiện và cơ hội cho vi khuẩn phát triển, làm cho da trẻ bị nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Theo trang tin healthday.com, các chuyên gia thuộc Tổ chức Nemours (Mỹ) đã đưa ra những lời khuyên sau. Đó là:

Đừng để bé mang tã ướt hoặc tã bẩn quá lâu vì có thể gây hăm.
Mỗi lần thay tã, bạn chịu khó lau sạch mông và vùng nhạy cảm của trẻ.
Trước khi mang tã mới cho trẻ, bạn phải đoan chắc rằng da trẻ đã sạch sẽ và khô ráo hoàn toàn.
Đừng chà xát mông trẻ, bạn nên dùng một cái khăn mềm và lau nhẹ nhàng.
Tã của trẻ cũng không được quá chật.

Thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi thế nào là đúng?

Khi ba tuổi, hầu hết các bé vẫn ngủ trưa, trong khi đến năm tuổi, hầu như không còn. Các giấc ngủ ngắn cũng trở nên ngắn hơn. Thời gian ngủ trung bình 10-12 giờ mỗi ngày


Thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi hợp lý tốt cho sức khỏe giúp trẻ phát triển đầy đủ theo chuẩn khoa học. Với mỗi một độ tuổi khác nhau thì cần một thời gian ngủ trung bình khác nhau cần thiết cho sự phát triển vì vậy cha mẹ cần chú ý để cho trẻ được ngủ đủ giấc mỗi ngày. Sau đây,  sẽ chia sẻ với các bạn thông tin về thời gian ngủ trung bình cần thiết của trẻ nhỏ theo từng độ tuổi giúp bé phát triển tốt khỏe mạnh, mời các mẹ cùng tham khảo.

1-4 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh thường ngủ từ khoảng 15-18 giờ mỗi ngày, nhưng chỉ ngủ những giấc ngắn, khoảng hai-bốn giờ mỗi lần. Trẻ sinh non có thể ngủ lâu hơn.

1-4 tháng tuổi

Qua sáu tuần tuổi, con của bạn bắt đầu tạm ổn định về giấc ngủ. Giấc ngủ của bé dài nhất từ bốn-sáu giờ và có xu hướng xảy ra thường xuyên vào ban đêm. Bạn nên cho bé ngủ khoảng 14 – 15h giờ một ngày đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé.


4-12 tháng tuổi

Các bé thường có ba giấc ngủ ngắn và giảm còn hai lần sau sáu tháng tuổi. Tại thời điểm này (hoặc sớm hơn), bé có thể ngủ suốt đêm một cách tự nhiên. Những giấc ngủ ngắn của bé thường kéo dài khoảng một-hai giờ và có thể thay đổi theo thời gian.

Hầu hết các bé được 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ khoảng 12 giờ, trong khi ngủ đến 15 giờ là tốt nhất. Thiết lập các thói quen ngủ lành mạnh là mục tiêu chính trong giai đoạn này.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

1-3 tuổi

Giai đoạn này, bé dường như sẽ bỏ qua giấc ngủ buổi sáng, và chỉ ngủ trưa một lần. Hầu hết các bé từ 21-36 tháng vẫn cần ngủ trưa một lần trong ngày, có thể dài từ một-bốn giờ. Bé thường đi ngủ từ 7-9 giờ tối, và thức giấc từ 6-8 giờ sáng. Nhưng trung bình vẫn nên cho trẻ ngủ khoảng 12-14 giờ mỗi ngày

3-6 tuổi

Khi ba tuổi, hầu hết các bé vẫn ngủ trưa, trong khi đến năm tuổi, hầu như không còn. Các giấc ngủ ngắn cũng trở nên ngắn hơn. Thời gian ngủ trung bình 10-12 giờ mỗi ngày

7-12 tuổi

Ở độ tuổi này, do các hoạt động xã hội, nhà trường, gia đình, thời gian đi ngủ của các em càng ngày càng muộn hơn. Đa phần các em thường đi ngủ vào lúc 9 giờ tối. Tổng thời gian ngủ khoảng từ 9-12 giờ. Nhìn chung, ở lứa tuổi này cần 9-10 giờ ngủ.

12-18 tuổi

Ở độ tuổi này cần ngủ 8-9 giờ mỗi ngày, việc mất ngủ nhiều sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, không tỉnh táo và thiếu sức khỏe. Nhiều thanh thiếu niên có thể thật sự cần ngủ nhiều hơn trong những năm trước đó, không phải nhu cầu ngủ của trẻ tăng lên mà chính áp lực của xã hội làm trẻ thiếu ngủ.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Chú ý với 8 sai lầm trong cách nuôi dạy con khiến trẻ bị thừa cân béo phì


Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, trẻ cần được kiểm tra cân nặng, chiều cao thường xuyên. Một đứa trẻ tăng cân quá nhanh, hoặc có chỉ số khối vượt mức quy định sẽ có nguy cơ cao bị béo phì về sau.

8 sai lầm trong cách nuôi dạy con khiến trẻ bị thừa cân béo phì ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ sau này. Có một số cha mẹ rất thương con mình nên thường chiều chuộng chăm sóc trẻ từ đầu đến cuối, điều đó không tốt cho trẻ vì đó là điều dạy con không tốt ảnh hưởng xấu đến tính cách của trẻ sau này, hơn nữa còn có thể gây nên nhiều bệnh cho trẻ điển hình nhất là béo phì thừa cân. Sau đây. sẽ chia sẻ với các mẹ 8 sai lầm trong cách dạy con thường gặp khiến trẻ bị thừa cân béo phì, mời các mẹ cùng tham khảo.

Ngồi trước màn hình quá nhiều

Bạn thích giữ chân trẻ bằng cách thả chúng ngồi trước tivi? Đó là hành động cực dở. Việc ngồi trước màn hình (kể cả màn hình điện thoại, máy tính…) quá 2 tiếng mỗi ngày, đặc biệt với trẻ 2 – 5 tuổi, là quá nhiều. Ngoài ra, xem tivi cũng có nghĩa là trẻ sẽ tiếp xúc nhiều với đủ loại quảng cáo về các thực phẩm – chưa chắc đã tốt cho sức khỏe – dẫn tới việc trẻ ăn nhiều loại đó hơn.


Cho trẻ tự chọn thực đơn

Bạn nghĩ rằng mình rất “quan tâm” khi để trẻ thích ăn những gì chúng muốn, và bao nhiêu tùy thích? Câu trả lời là không, nếu bạn thực sự quan tâm đến sức khỏe của chúng. Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ biết món ăn gì là tốt, món gì là không, và trẻ nên được chăm sóc chu đáo. Đừng quên dạy trẻ cách kiểm soát khẩu phần.

Đưa trẻ đi dạo trên xe đẩy

Những chiếc xe đẩy, ghế ngồi xe hơi, ghế ngồi riêng trên xe… đều giúp trẻ an toàn. Nhưng việc dùng chúng quá mức cũng sẽ khiến trẻ thiếu đi các vận động cần thiết – và khuyến khích ý tưởng rằng ngồi một chỗ cũng tốt.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Phụ thuộc vào sữa bình

Các bác sĩ nhi khoa từ lâu đã nhấn mạnh rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ. Nếu có thể, các bà mẹ nên cho con bú, ít nhất đến khi 6 tháng tuổi. Các nghiên cứu cho thấy những em bé bú mẹ thì có nguy cơ béo phì thấp hơn hẳn.

Không cho trẻ chơi đùa

Để giúp bé vận động nhiều hơn, tránh tăng cân, cha mẹ cần đảm bảo cho con những cơ hội đùa nghịch với bạn bé trong vùng, như ở công viên, bể bơi công cộng, hoặc các khu vui chơi ngoài trời.

Không theo dõi sự tăng trưởng của con

Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, trẻ cần được kiểm tra cân nặng, chiều cao thường xuyên. Một đứa trẻ tăng cân quá nhanh, hoặc có chỉ số khối vượt mức quy định sẽ có nguy cơ cao bị béo phì về sau.

Cho trẻ vận động ít

Những người chăm trẻ – dù là cha mẹ, giáo viên hay bảo mẫu – nên tạo cơ hội cho trẻ vận động xung quanh. Ngay cả bé sơ sinh cũng cần một vài lần nằm sấp để đốt cháy calo và tích lũy bó cơ. Dù ở trong hay ngoài nhà, luôn có cơ hội để vận động, và trẻ cần biết điều đó.

Để trẻ đi ngủ muộn

Giấc ngủ là sức khỏe, và cha mẹ cần biết điều đó để đảm bảo rằng trẻ có giấc ngủ dài và đủ. Các bé dưới 3 tháng tuổi nên ngủ tới 18 tiếng mỗi ngày. Trẻ dưới 12 tháng cần ngủ 12 tiếng, với những giấc ngủ ngắn từ 30 phút đến 2 tiếng mỗi ngày. Trẻ 1-3 tuổi cần ngủ 12-14 tiếng một ngày, và trẻ 3-5 tuổi cần ngủ 11-13 tiếng.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn hải sản là thích hợp?

Với các loại hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu , thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột.


Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn hải sản và ăn nhiều có tốt không là điều mà các mẹ quan tâm. Trong hải sản luôn có một hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao nên các mẹ muốn sử dụng để nấu thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho bé giúp trẻ phát triển toàn diện hơn mỗi ngày nhưng không phải tuổi nào cũng ăn hải sản được, và chế độ ăn hải sản cho trẻ như thế nào hợp lí không phải ai cũng biết. Sau đây,  sẽ chia sẻ với các mẹ thông tin dưới đây giúp các mẹ hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng khi cho trẻ ăn hải sản, mời các mẹ cùng tham khảo.

Do đạm trong hải sản và cá thường hay gây dị ứng cho trẻ, vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 là tốt nhất. Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khoẻ do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D.

Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục.

Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo không no như các biển, nhưng chứa nhiều chất đạm quý, dễ hấp thu, ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì thế, khi mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả, trắm, trê..
Cá biển thì nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ… các loại cá này chứa nhiều omega 3 (các axit béo không no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn)
Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.
Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.
Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai … nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ. Các loại này chứa nhiều kẽm, vi chất quan trọng với trẻ.
Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, cháo. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu. Tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Với các loại hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu , thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột.

Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên, ngoài ăn các loại cháo, mỳ, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Ăn bao nhiêu hải sản là đủ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1-2 bữa hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

Trẻ 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
Trẻ 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp…, mỗi bữa ăn 30-40g thịt hải sản.
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con/bữa (100g cả vỏ).

Hướng dẫn cách rửa vệ sinh vùng kín cho bé gái mới sinh hiệu quả nhất

Sau khi rửa xong cho con nên lau khô để tránh vùng kín bị ẩm ướt, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.


Hướng dẫn cách rửa vệ sinh vùng kín cho bé gái mới sinh an toàn hiệu quả nhất tránh được các bệnh viêm nhiễm cho bé. Chăm sóc trẻ đã khó nhưng chăm sóc cho bé gái còn khó hơn, ngoài việc cho bé ăn ngoan ngủ ngoan phát triển đều đặn thì các mẹ còn chăm lo rất nhiều thứ cho trẻ đặc biệt là phải chăm sóc vệ sinh vùng kín giúp bé luôn khô thoáng thoải mái. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc cho trẻ đúng cách, sau đây  sẽ hướng dẫn các mẹ cách rửa vệ sinh vùng kín cho con gái chi tiết giúp mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn, mời các mẹ cùng tham khảo.

Bé đầu nhà chị Thu Hằng (Hàng Mành, Hà Nội) là bé trai thế nên sau khi sinh hạ nàng công chúa Tisu trắng trẻo, dễ thương, chị cũng lo lắng về việc “chăm bé trai thì nhàn tênh, hơn hẳn chăm bé gái”.

Và sự nhàn tênh kia được bộc lộ rõ nhất qua việc vệ sinh vùng kín của con. “Chăm thằng lớn dễ bao nhiêu thì nàng này phức tạp bấy nhiêu. Mình rất băn khoăn không biết cách rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con như thế nào”, chị nói.

Lên mạng vào diễn đàn chia sẻ tâm sự này, chị cũng gặp được rất nhiều sự thông cảm, đồng cảnh của nhiều gia đình khác.

Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nhiểm bẩn, việc vệ sinh, làm sạch không “đơn giản” như bé trai, vì thế nên việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ bé mới sinh.

Chị Dương Thanh (Quận 7, TP HCM) là một bà mẹ chăm con rất mát tay, chị sinh đôi hai nàng công chúa và một bé trai thế nên chị rất tự hào về kiến thức, khả năng chăm sóc con cái của mình.

Chị chia sẻ: “Ban đầu mình cũng lơ ngơ như bò đeo nơ, nhất là khi một lúc, một nách chăm 2 nàng sinh đôi. Nhưng nhờ vài lần mời bác sĩ đến tắm cho con, thăm khám con, họ đã chỉ bảo cách thức và rồi ‘hay làm tay quen’ nên mình dần cũng thành thạo trong việc vệ sinh vùng kín cho con”.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...


Chị chia sẻ hai nguyên tắc quan trọng trong việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín cho bé gái đó là phải thật khô thoáng và sạch sẽ. Hàng ngày, chị thường vệ sinh cho con 3 lần, mỗi lần trong vài phút.

Trước khi vệ sinh cho con, chị cũng phải chuẩn bị một vài thứ cơ bản (như lúc mát-xa cho con vậy): phòng kín gió, thoáng, vải sạch, quần áo sạch, nước ấm.

Ban đầu đặt con nằm ngửa trên tấm vải khô, sạch, mềm, sau đó chị dùng khăn mềm đã được làm ẩm bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng vùng kín của con theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, nhưng tuyệt đối không được lau sâu vào bên trong.

Sau đó chị nhẹ nhàng lau xung quanh vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Tiếp theo, chị lấy khăn ướt khác lau sạch hai bên bẹn, hậu môn và xung quanh mông các con. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào vùng kín của con.

Và kết quả mang lại, hai bé nhà chị rất khỏe mạnh, sạch sẽ. Ý kiến chia sẻ của mẹ Dương Thanh được rất nhiều chị em trên diễn đàn đồng tình ủng hộ.

Thay quần, tã thường xuyên

Chị Thiếu Hoa (Đường Bưởi, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm của mình rằng, chị thường vệ sinh vùng kín cho con ngay sau khi con ngủ dậy, thay bỉm, sau mỗi lần bé đi ị.

Nhiều chị em nói rằng rửa cho con bằng nước chè xanh, xà phòng, nước muối, rồi mạnh tay hơn là bằng những cách xối nước, chị Hoa chia sẻ rằng không cần thiết phải làm vậy, dung dịch tốt nhất nên rửa cho con chính là nước ấm.

Sau khi rửa xong cho con nên lau khô để tránh vùng kín bị ẩm ướt, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.

Luôn chú ý giúp con thay đổi quần, tã thường xuyên. Tuyệt đối không đóng bỉm cho con quá lâu trong 4-6 giờ/ ngày vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín cho con.

Và điều cuối cùng chị nhấn mạnh, nếu chị em nhận thấy vùng kín của bé có bất cứ sự thay đổi bất thường nào như ngứa ngáy, màu lạ xuất hiện, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín cần được điều trị kịp thời.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Tìm hiểu 6 loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé bữa sáng lành mạnh

Sinh tố trái cây rất dễ làm và không cần phải có một công thức cụ thể nào. Hầu hết các loại trái cây theo mùa bạn đều có thể tận dụng và pha trộn với nhau cùng sữa chua, tạo thành một 

6 loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé bữa sáng lành mạnh mà các mẹ nên tham khảo để có một chế độ ăn uống hoàn hảo cho bé mỗi ngày. Bữa sáng là một trong những bữa ăn không thể thiếu và được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nên các bé cần được bổ sung chất dinh dưỡng hợp lí thông qua bữa ăn đấy. Các mẹ nên tập cho bé có bữa sáng lành mạnh ngay từ nhỏ với các loại thực phẩm dinh dưỡng. Sau đây, sẽ giới thiệu cho các mẹ một số loại thực phẩm dinh dưỡng nên cho bé ăn vào bữa sáng giúp cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.

Sữa và các loại hạt

Để trẻ thích thú với bữa sáng và giúp các mẹ chuẩn bị bữa sáng cho trẻ không mất quá nhiều thời gian, bạn hãy thử cho trẻ uống sữa và ăn các loại ngũ cốc, những loại hạt và trái cây xem sao. Nguyên nhân là do những thực phẩm này rất giàu protein, nhiều các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày của trẻ

Các loại bánh mì

Những thực phẩm này cũng khá lành mạnh cho trẻ ăn sáng, ngoài ra chúng còn khá tiện lợi và lành mạnh hơn hẳn các loại bánh rán chứa nhiều đường, mỡ. Khi cho trẻ ăn bánh, bạn có thể cho con sử dụng thêm chút pho mát ít béo, bơ.


Trứng, thịt, đậu phộng

Đây cũng là những thực phẩm lành mạnh mà bạn có thể cho trẻ ăn trong bữa sáng vì chúng cũng chứa nhiều protein cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Sữa chua

Được coi là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu canxi và rất dễ ăn cho bé. Hãy thử cho trẻ ăn sữa chua trộn cùng với 2 loại trái cây vào đó như chuối, xoài, dâu tây cắt lát.

Sinh tố trái cây

Sinh tố trái cây rất dễ làm và không cần phải có một công thức cụ thể nào. Hầu hết các loại trái cây theo mùa bạn đều có thể tận dụng và pha trộn với nhau cùng sữa chua, tạo thành một bữa ăn sáng ít calo, ít chất béo và có hương vị ngon tuyệt vời!

Nước ép hoa quả

Có rất nhiều bé thích uống nước hoa quả. Điều này là một bổ sung khá tốt cho bữa sáng của con, miễn là bạn cho trẻ uống nước hoa quả 100% nguyên chất và không cho thêm đường. Chú ý cho trẻ uống nước trái cây bằng một ống hút và súc miệng ngay sau khi uống xong để tránh cho trẻ bị sâu răng.

Lưu ý

Bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm tươi mới, không nên sử dụng những thực phẩm còn lại từ bữa tối hôm trước vì chúng không an toàn cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên tránh cho trẻ “măm” những món có chứa nhiều đường và nhiều chất béo vì các thực phẩm này không lành mạnh cho sức khỏe của con.

Mẹo trị biếng ăn ở trẻ em đơn giản, mẹ cần nắm rõ

Đôi khi mẹ cũng nên chấp nhận một số sở thích trái khoáy của trẻ. Hãy chấp nhận việc chế biến thường xuyên một món mà chúng thích hơn là ngày nào cũng ép chúng ăn món ăn mà bạn 

Mẹo trị biếng ăn ở trẻ em đơn giản hiệu quả giúp bé ngon miệng hơn mỗi ngày bằng những công thức hết sức đơn giản. Trẻ biếng ăn làm các mẹ rất lo lắng không biết làm cách nào để giúp bé ăn ngon miệng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các mẹ không nên quá lo lắng hay ép bé ăn khi bé không muốn mà phải tạo một không gian ăn uống cũng như những món ăn mới lạ kích thích bé thèm ăn. Sau đây, sẽ chia sẻ với các mẹ môt số mẹ trị biếng ăn ở trẻ rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt, mời các mẹ cùng tham khảo.

1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Điều đầu tiên các mẹ có con biếng ăn nên làm là hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé trở nên như vậy. Ví dụ như trước bữa ăn, mẹ đã cho trẻ ăn quá nhiều, hoặc do trẻ bị mệt, căng thẳng hay đang trải qua giai đoạn lớn chậm hơn nên nhu cầu về ăn uống cũng ít hơn.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như thức ăn mẹ chế biến không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi hoặc bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim… Mẹ nên tìm hiểu rõ lí do vì sao bé không chịu ăn chứ đừng vội vàng bắt trẻ ăn theo ý mình.

2. Tạo không khí vui vẻ khi ăn

Có rất nhiều bé biếng ăn chỉ vì yếu tố tâm lý vì vậy khi cho bé ăn mẹ phải tạo không khí vui vẻ để bé ăn có cảm giác ngon miệng hơn. Cách tốt nhất là các mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ăn cùng gia đình, nhìn mọi người ăn uống ngon miệng cũng là cách kích thích sự thèm ăn ở bé.

Các mẹ nên biết rằng khi trẻ có tâm lí thoải mái, vui vẻ, nhất là có tâm lí ganh đua khi ăn thì sẽ kích thích các tuyến men tiêu hoá hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Điều này lí giải vì sao nhà “con đàn” dễ nuôi hơn con một.

3. Đa dạng thực đơn hàng ngày

Đây là một trong những việc cực kì quan trọng trong việc cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, kẽm, magie, selen… vì ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.

Việc thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Vì vậy đa dạng thực đơn không chỉ khiến bé tò mò, hào hứng hơn với bữa ăn mà còn tránh sự thiếu hụt chất ở trẻ.

4. Cho con ăn khi đói

Nhiều mẹ cứ sợ con ăn không đủ khẩu phần nên suốt ngày nhăm nhe cho con ăn. Khi bé chưa cảm thấy đói mà mẹ đã cho ăn, lâu dần sẽ khiến cho bé mất đi cảm giác thèm ăn. Mẹ đừng lo việc để bé biết đến cảm giác đói. Đói một chút không sao cả, vì khi bé đói, tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay thôi.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...


5. Kích thích sự thèm ăn

Khi đã tìm đủ mọi cách mà bé vẫn không hết biếng ăn, mẹ hãy nhờ đến sự trọ giúp của kẽm, selen và vitamin nhóm B nhé. Đó là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Các chất dinh dưỡng này có trong thức ăn từ động vật (thịt, cá, trứng,…) và các thức ăn từ thực vật (đậu, đỗ, rau, qủa và ngũ cốc), nhưng do trẻ lười ăn, ăn ít nên bị thiếu.

Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.

6. Hạn chế ăn vặt

Mẹ lo lắng vì bé lười ăn sẽ không đủ dinh dưỡng cho cơ thể vì vậy luôn chuẩn bị cho bé một kho đồ ăn vặt trong tủ lạnh. Hãy từ bỏ ngay ý nghĩ sai lầm đó. Ăn vặt nhiều sẽ làm bé mất đi cảm giác đói và thèm ăn với những bữa ăn chính.

Ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và gây cảm giác “no giả tạo”, nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế. Nên cho trẻ ăn đúng giờ mỗi ngày.

7. Trang trí món ăn đẹp mắt

Mẹ hãy bỏ chút thời gian ra để trình bày các món ăn đẹp mắt một chút nhé vì nó cũng có sức kích thích sự thèm ăn ở trẻ đấy. Ví dụ đối với các món canh và rau, mẹ có thể phối hợp nhiều màu sắc từ các loại củ quả. Nhờ sự đa dạng về màu sắc trong thức ăn, trẻ sẽ thấy bắt mắt và kích thích cảm giác thèm ăn.

Đôi khi mẹ cũng nên chấp nhận một số sở thích trái khoáy của trẻ. Hãy chấp nhận việc chế biến thường xuyên một món mà chúng thích hơn là ngày nào cũng ép chúng ăn món ăn mà bạn cho là đầy đủ dinh dưỡng và rất cần thiết cho sức đề kháng của con.

8. Tách riêng hay trộn lẫn

Đối với một số bé, mẹ có thể sử dụng cách truyền thống là bỏ vài miếng rau củ vào món ăn mà các bé thích. Nhưng mẹ phải lưu ý, vì một số trẻ không thích trộn lẫn nhiều thực phẩm vào cùng một món ăn. Hãy tìm hiểu sở thích của trẻ để có thể chế biến và kết hợp các loại thực phẩm.

9. Hãy bắt đầu từ những thứ trẻ thích

Mỗi đứa trẻ đều thích những món khác nhau. Trong bữa ăn, chúng sẽ chọn ăn những món này trước tiên. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng mẹ không nên để trẻ chỉ ăn những món mà chúng thích và bỏ qua một vài món khác. Hãy cố gắng để trẻ ăn đầy đủ các món.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ trong 1 ngày thích hợp theo độ tuổi

Lượng nước uống tùy thuộc vào nhu cầu của bé, nhất là sau 1 tuổi bé có thể tự cầm cốc. Mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen uống nước. Không nên đợi tới khi cảm thấy khát rồi mới 

Lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ trong 1 ngày theo từng độ tuổi giúp bé luôn khỏe mạnh năng động đặc biệt là trong tiết trời nóng nực của mùa hè. Với mỗi cơ thể khác nhau theo từng độ tuổi khác nhau cần một lượng nước khác nhau để duy trì cơ thể nhưng nếu quá nhiều hoặc quá ít cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Để giúp các mẹ biết được cách cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể  sẽ chia sẻ với các mẹ thông tin dưới đây, mời các mẹ cùng tham khảo.

Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do thận của trẻ vẫn còn yếu, nếu trong một ngày, cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước hoặc do khi pha chế sữa không làm theo hướng dẫn chính xác về tỷ lệ nước và sữa, sữa pha quá loãng khiến lượng nước mà bé hấp thụ quá nhiều. Phần nước dư thừa ấy bị tích lại trong cơ thể và trong máu dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.


Lượng nước cần thiết cho trẻ mỗi ngày

Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Chỉ cần bú sữa mẹ hoặc pha sữa bột theo đúng hướng dẫn, bởi vì trong đó đã bao gồm lượng dinh dưỡng và nước cần thiết cho bé.

Nhiều cha mẹ mỗi lần cho con ăn sữa xong lại cho trẻ em uống thêm rất nhiều nước khiến các bé đi tiểu nhiều và lượng natri đồng thời bị mất đi. Trong khi đó, mất nhiều natri sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đại não. Điều này dẫn đến các triệu chứng ngộ độc nước giai đoạn đầu như: khó chịu, buồn ngủ, thân nhiệt hạ thấp, phù mặt… nặng hơn còn có thể dẫn đến chuột rút, co giật, ngất lịm.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Nhu cầu của trẻ lúc này là khoảng 200 – 300ml/ngày, lúc này lượng nước trong khi bé bú vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm một chút nước là được. Tuỳ thuộc vào loại thức ăn của bé là thực thẩm tương đối khô thì có thể tăng thêm lượng nước bổ sung.

Sau mỗi lần ăn xong, cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15 – 30ml, thứ nhất là để làm sạch khoang miệng cho bé, thứ 2 là có thể tốt cho vị giác thời kỳ đầu.

Trẻ trên 1 tuổi

Lượng nước uống tùy thuộc vào nhu cầu của bé, nhất là sau 1 tuổi bé có thể tự cầm cốc. Mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen uống nước. Không nên đợi tới khi cảm thấy khát rồi mới uống vì như vậy là đã bị thiếu nước rồi.

Mặt khác, có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần cho cơ thể bé. Cụ thể: 4.5kg cần 425ml nước, 5kg -510ml, 6.3kg – 595ml, 7.2kg – 680ml, 8.1kg – 765ml, 8.5kg – 850ml, 9kg – 935ml, 10,9kg – 992ml, 11.8kg – 1020ml, 12.7kg – 1077ml, 13.6kg – 1105ml.

Làm sao biết bé đã uống đủ nước

Các bà mẹ nên căn cứ vào màu sắc nước tiểu của trẻ để kiểm tra lượng nước uống đủ hay thiếu. Nước tiểu gần như trắng trong đến màu vàng nhạt là tốt, còn nước tiểu màu vàng cam sậm là thiếu nước.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

6 thực phẩm ăn dặm gây dị ứng cho bé, cần hạn chế ăn nhiều

Dùng mật ong trong năm đầu tiên có thể khiến bé gặp rắc rối. Mật ong chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê.


6 loại thực phẩm ăn dặm gây dị ứng cho bé nên hạn chế sử dụng khi trẻ còn quá nhỏ các mẹ nên biết để hạn chế những nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra. Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm các mẹ thường cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ bé một cách hiệu quả nhất tốt cho sự phát triển nhưng các mẹ không biết rằng có một số loại thực phẩm dân gian có vẻ tốt nhưng thực chất lại rất có hại cho cơ thể bé. Để các mẹ hiểu kĩ hơn về các loại thực phẩm đó, sẽ tổng hợp những loại thực phẩm không tốt cho trẻ dưới đây, mời các mẹ cùng tham khảo.

Nước ép trái cây

Dừng lại nếu bạn muốn cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây. Nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác (chỉ có trong trái cây nguyên vẹn). Mặc dù trái cây họ chanh như cam, quýt, bưởi… dồi dào vitamin C nhưng cũng chứa nhiều axit gây khó chịu cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.


Hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm dễ gây dị ứng, vì vậy, các bác sĩ đặc biệt khuyên bạn chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.

Trứng

Đây là món ăn dễ làm và dễ ăn nhất. Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Thế nhưng, theo các bác sĩ nhi khoa, trứng được xếp vào danh sách những món ăn dễ gây dị ứng. Nếu muốn, bạn chỉ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng khi bé đã trên 7 tháng tuổi.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...


Mật ong

Dùng mật ong trong năm đầu tiên có thể khiến bé gặp rắc rối. Mật ong chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê.


Dâu tây

Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin nên được thêm vào thực đơn của gia đình, nhưng không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng rất lớn đến bao tử bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.


Sữa hộp

Khi bé lớn hơn một chút thì sữa hộp rất tốt cho sự phát triển cơ thể. Nhưng bé dưới một tuổi nên tránh xa chúng bởi nhiều lý do: bé chưa đủ khả năng để tiêu hóa sữa hộp và lượng protein, chất khoáng trong sữa gây ảnh hưởng đến thận, bào tử và ruột bé. Kể cả khi bé lên một cũng chỉ được uống sữa hộp trong mức vừa phải. Và đừng quên phải kiểm tra xem bé yêu có bị dị ứng với nó không đấy nhé.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

10 điều mà người lần đầu làm mẹ nên quan tâm

Bạn có thể đã nghe về điều này: mỗi đứa bé đều có một “vật cưng” có thể khiến bé ngưng khóc, tuy nhiên “vật cưng” của mỗi bé khác nhau và không nhất thiết phải là thú bông, búp bê

10 vấn đề mà người lần đầu làm mẹ nên lưu ý. Mỗi bà mẹ đều có những trải nghiệm khác nhau trong chặng hành trình của thai kỳ nên chắc chắn rằng không có một lớp học hay khóa học nào đảm bảo sẻ cung cấp đầy đủ những kĩ năng làm mẹ. Song sẽ có những đặc điểm chung mà các bà mẹ trẻ nên biết để không những làm giảm bớt đi phần nào nỗi lo lắng và băn khoăn hay những căng thẳng cho việc lần đầu làm mẹ mà còn là sự chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt cho ngày tháng vất vả của một bà mẹ. Và điều mà người lần đầu làm mẹ nên biết rằng cuộc sống của bạn không còn chỉ là của bạn, khi lên kế hoạch có con phải có sự thảo luận cùng chồng về các vấn đề tài chính, phải tìm người giữ trẻ từ sớm, sẽ tập dần việc thích nghi với những thay đổi của cơ thể và sẽ phải làm quen với cảm giác mất ngủ kéo dài. Mọi thứ chắc chắn sẻ rất khó khăn đấy.

Hãy cùng  tham khảo những thông tin bên dưới đây để cùng tìm hiểu về những vấn đề mà người lần đầu làm mẹ nên biết nhé!

1. Cuộc sống của bạn không còn chỉ là của bạn

Bạn có thể đã nghe nhiều người nói về điều này nhưng sự thật như thế nào chỉ đến khi con ra đời bạn mới có thể thật sự hiểu. Điều này có thể không gây kinh ngạc cho bạn bây giờ nhưng bạn sẽ nhận ra việc chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những đổi thay khi gia đình có thành viên mới có thể mang đến kết quả tốt như thế nào.

2. Các vấn đề về tài chính

Đây chính là một trong những chuyện đau đầu nhất với những ai lần đầu làm mẹ vì không lường trước được những khoản chi cần thiết cho một đứa bé, nào là bú mớm, tã bỉm, tiêm phòng, chưa kể các bệnh lặt vặt là chuyện thường tình. Các chi phí này có thể làm bạn choáng ngợp, do đó, bạn cần một khoản dự phòng ngay cả khi đã lên kế hoạch tài chính cho việc có con.


3. Tìm người giữ trẻ từ sớm

Bé của bạn có thể đặc biệt với gia đình bạn nhưng điều đó không có nghĩa sẽ có sẵn chỗ tốt cho bé ở nhà trẻ. Do đó, việc tìm hiểu sớm về các nhà trẻ gần nơi bạn ở là điều cần thiết. Đa số các bậc cha mẹ mất ít nhất vài ba tháng để tìm được nhà trẻ phù hợp. Còn nếu bạn muốn nhờ ông bà chăm sóc bé trong thời gian tới, bạn nên trao đổi cẩn thận chuyện này với mẹ ruột hoặc mẹ chồng. Thấy cháu ra đời là cả niềm vui lớn nhưng chuyện trông nom cháu cả ngày lại là một vấn đề khác. Không phải ông bà nào cũng mong muốn được làm “cha mẹ” một lần nữa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc độ tuổi và tình trạng sức khỏe của ông bà xem có nên để ông bà trông con hộ bạn hay không.

4. Cơ thể bạn sẽ khác trước

Khi mang thai và sau khi sinh, vóc dáng của bạn có thể thay đổi đến mức kinh ngạc, theo cả hai chiều hướng tốt và không tốt. Những thay đổi này cũng tùy vào thể trạng của bạn trước khi mang thai. Nếu bạn vốn có thân hình cân đối và sức khỏe tốt, bạn có thể hi vọng vào những thay đổi tích cực như tóc bóng mượt, da hồng hào nhiều hơn.

5. Mất ngủ kéo dài

Bạn chẳng thể làm được gì khác ngoài việc chấp nhận và tìm mọi cách để tranh thủ nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Đừng quá căng thẳng vì sự vất vả, mệt mỏi sẽ qua mau khi bạn thấy con yêu lớn lên từng ngày.

6. Cần cho con bú sau mỗi 2 giờ

Đừng hoảng! Việc này sẽ không kéo dài quá lâu và có không ít bà mẹ “ghiền” việc cho bé bú đấy nhé. Ban đầu, bạn có thể thấy mệt mỏi và bực bội với cảm giác con yêu chẳng bao giờ biết no nhưng rồi bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những ích lợi to lớn của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

7. Quan hệ của vợ chồng bạn có thể thay đổi

Bé yêu sẽ cần bạn để mắt mọi lúc mọi nơi, do đó, hai bạn sẽ không còn nhiều thời gian dành cho nhau mà hầu hết thời gian là dành cho bé. Vợ chồng bạn sẽ phải tạm rời xa những bữa tối ngẫu hứng rủ nhau đi ăn hoặc đi xem phim. Nếu bạn muốn một không gian riêng tư chỉ hai người, bạn sẽ phải lên kế hoạch trước.

Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...



8. Ra ngoài với hàng đống thứ

Bạn sẽ cần một túi xách hoặc ba lô riêng để đựng đồ của bé mỗi khi đi ra ngoài. Và bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng, tuy con còn bé nhưng con cần rất nhiều thứ lỉnh kỉnh. Tuy nhiên, bạn không thể nào chủ quan khi ra ngoài với bé vì chẳng thể biết được chuyện gì có thể xảy ra. Lo xa không bao giờ là thừa khi có con nhỏ.

9. Tìm ra vật có thể dỗ dành bé

Bạn có thể đã nghe về điều này: mỗi đứa bé đều có một “vật cưng” có thể khiến bé ngưng khóc, tuy nhiên “vật cưng” của mỗi bé khác nhau và không nhất thiết phải là thú bông, búp bê hoặc núm vú đâu nhé. Đó có thể là tiếng ồn ào, tiếng hát, thậm chí là tiếng máy hút bụi. Càng sớm tìm ra điều này, bạn càng đỡ được những giây phút nhức đầu vì bé. Bạn có thể thử nhiệm nhiều thứ cho đến khi tìm ra đáp án.

10. Bạn không đơn độc

Đừng bao giờ, dù chỉ trong một giây, nghĩ rằng mình là “chiến sĩ” duy nhất trên “mặt trận” này. Không ít người lần đầu làm mẹ cảm thấy mất phương hướng, lạc lõng hoặc thậm chí chán nản, đây là những dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh. Tìm một ai đó nói chuyện bất cứ khi nào cảm thấy bị quá tải. Bạn luôn có gia đình, bạn bè và các tổ chức cộng đồng để chia sẻ và giúp đỡ bạn.

Lưu ý cho người lần đầu làm mẹ

Ôm ấp và nựng nịu con yêu chắc hẳn là một trong những việc bạn thích làm nhất, tuy nhiên không nên hôn trẻ sơ sinh quá thường xuyên đâu nhé. Lý do là nước bọt của bạn có thể vô tình gây mẩn đỏ cho làn da mặt mỏng manh của bé. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cũng không nên để những người lớn khác ôm hôn bé suốt ngày.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Các nguyên nhân gây sảy thai mẹ bầu cần chú ý

Người phụ nữ mang thai có thể làm việc, tập thể thao và ân ái bình thường mà không phải lo lắng bị sảy thai. Điều duy nhất mà một chị em cần nhớ khi mang thai là luôn đảm bảo mình

Nguyên nhân gây sảy thai. Bên cạnh những niềm vui được mang thai, được nhận lấy cảm giác hạnh phúc từng ngày khi chứng kiến con yêu ngọ nguậy và cử động trong bụng cho tới khi bé chính thức chào đời là những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời thì ngược lại việc sảy thai lại là một nổi ám ảnh và khủng khiếp của không ít các bà mẹ. Bao niềm mong ngóng, bao hạnh phúc đong đầy, bao những dự định yêu thương, bao hành trang sẵn sàng chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con thân yêu đã tắt dần đi khi người mẹ bị sảy thai. Chính vì vậy mà việc sảy thai là vô cùng tồi tệ, dễ khiến các mẹ rơi vào tình trạng trầm cảm, u uất. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sảy thai và cách phòng tránh tốt nhất là gì?

Hãy cùng  tham khảo những thông tin bên dưới đây để biết được những nguyên nhân sảy thai cụ thể trong từng giai đoạn cùa thai kỳ cùng biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa tình trạng không mong đợi này nhé!

Người mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng đau khổ nếu bị sảy thai. Tiếc thay, hiện tượng sảy thai lại khá phổ biến với tỉ lệ từ 20 đến 30% trong tổng số phụ nữ mang thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra vào thời kì đầu của thai kì và có khi xảy ra trước khi người phụ nữ biết mình mang thai. Nhưng dù xảy ra lúc nào đi nữa, nó cũng khiến người ta đau lòng. Vậy một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến sảy thai là gì? Có thể phòng tránh sảy thai hay không?

Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai là một cơ quan vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự sống còn của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Nhau thai đóng vai trò là nguồn thức ăn của thai nhi vì nó nối thai nhi với nguồn máu của người mẹ. Nếu nhau thai bất thường, thai nhi cũng phát triển không ổn định và dẫn đến sảy thai.

Bất thường về nhiễm sắc thể

Để quá trình mang thai diễn ra cần phải có 23 nhiễm sắc thể từ người cha và người mẹ. Một bào thai bình thường sẽ có tổng cộng 46 nhiễm sắc thể. Lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn hoặc ít hơn đều dẫn đến sảy thai do thai nhi phát triển bất bình thường.

Các nguyên nhân gây sảy thai trong từng giai đoạn của thai kỳ mà mẹ nên tìm hiểu

Các nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ

Nhiễm trùng

Khi người phụ nữ mang thai bị nhiễm các bệnh như: bệnh lây lan qua đường tình dục, sốt rét, rubella hoặc HIV không có nghĩa là họ chắc chắn sẽ bị sảy thai. Tuy nhiên, xác suất bị sảy thai ở các trường hợp này rất cao.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Bệnh tật

Các bệnh mãn tính như bệnh tuyến giáp, tiểu đường không được kiểm soát, tăng huyết áp nghiêm trọng và lupus làm tăng cao nguy cơ sảy thai.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường gây vô sinh nhưng nếu phụ nữ có thai khi bị hội chứng này, tỷ lệ sảy thai rất cao. Lí do là vì buồng trứng của những người này thường lớn hơn so với bình thường dẫn đến sự mất cân bằng trong tử cung.

Phụ nữ mang thai không yếu đuối

Người phụ nữ mang thai có thể làm việc, tập thể thao và ân ái bình thường mà không phải lo lắng bị sảy thai. Điều duy nhất mà một chị em cần nhớ khi mang thai là luôn đảm bảo mình khỏe mạnh và không bị tổn thương. Phụ nữ mang thai có thể gắt gỏng, buồn bực và thay đổi thất thường nhưng họ vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường như những phụ nữ khác.

Đối mặt với sảy thai

Những phụ nữ bị sảy thai được khuyến khích đi khám để đảm bảo cơ thể họ đang hồi phục và sức khỏe vẫn bình thường. Nếu phát hiện biến chứng, phải tiến hành điều trị ngay lập tức, đặc biệt nếu họ có ý định mang thai lần nữa.

Những người bị sảy thai vì những nguyên nhân kể trên không nên từ bỏ hi vọng, đặc biệt nếu như họ chỉ mới sảy thai lần đầu. Dù bị sảy thai bao nhiêu lần đi nữa, vẫn có rất nhiều phương pháp hiện đại có thể hỗ trợ. Bạn có phải đối mặt với những nguyên nhân dẫn đến sảy thai kể trên hay không? Bạn đã làm gì để đảm bảo mẹ tròn con vuông? Chia sẻ Mecuti nhé.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non