Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Gợi ý chọn quà cho bé phù hợp từng tính cách vào các mùa Giáng sinh hằng năm

Một số ý tưởng cho bạn: bộ bách khoa toàn thư cho trẻ em, kính thiên văn đồ chơi, sách hướng dẫn các thí nghiệm khoa học vui, mầm cây hoặc hạt giống của một loại cây dễ trồng, bộ đồ

Lễ Giáng sinh đang đến gần, bé yêu của bạn chắc hẳn rất hào hứng khi nghĩ về những món quà tặng giáng sinh cho bé. Nhưng trước khi đi chọn mua, bạn đừng nhất thiết phải nghĩ đến những món đồ chơi hợp thời hay đắt đỏ nhất. Hãy xem bé thích gì, dựa vào tính cách của bé để chọn bé sẽ thích hơn.Dưới đây là gợi ý chọn quà cho bé phù hợp từng tính cách trong mùa Giáng sinh, hãy cùng  tham khảo nhé!

1. Cho cô bé điệu đàng

Đây là một trường hợp rất dễ để chọn quà Giáng sinh vì có nhiều vật dụng mà một cô bé nữ tính sẽ thích.
Một số ý tưởng cho bạn: bộ gương lược, dây chuyền hoặc vòng đeo tay, mỹ phẩm thiên nhiên tự làm, microphone đồ chơi, hộp đựng trang sức và phụ kiện, váy áo, bộ đồ chơi búp bê, bộ đồ chơi nhà bếp, đá phong thủy theo tuổi, vật dụng trang trí phòng ngủ theo phong cách công chúa,…

2. Cho bé thích sáng tạo

Bé có bao giờ nói rằng bé muốn trở thành họa sĩ, siêu sao ca nhạc hay nhà triết học trong tương lai? Các đồ chơi trẻ em giúp khơi gợi tính sáng tạo là món quà tuyệt nhất cho những con yêu.

Một số ý tưởng cho bạn: máy tính bảng cho trẻ em, bộ xếp hình, bình cây sinh thái, bộ dụng cụ học vẽ, sách hướng dẫn làm đồ handmade, một tấm thiệp độc đáo hoặc món bánh ngọt ngào do bạn tự làm, mô hình lắp ráp 3D, máy chụp hình Lomo, một món quà lưu niệm bằng đất sét, một phiếu học năng khiếu cho trẻ em,…
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinhbà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ em, dinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...
3. Cho bé yêu khoa học

Bé con thưởng tỏ ra thích thú với các hiện tượng khoa học, từng làm người lớn bất ngờ với những suy nghĩ logic vượt xa độ tuổi của bé? Còn gì tuyệt vời hơn các loại đồ chơi giáo dục giúp nuôi dưỡng sự phát triển các tế bào não và kích thích thần kinh hoạt động?

Một số ý tưởng cho bạn: bộ bách khoa toàn thư cho trẻ em, kính thiên văn đồ chơi, sách hướng dẫn các thí nghiệm khoa học vui, mầm cây hoặc hạt giống của một loại cây dễ trồng, bộ đồ chơi khoa học cho trẻ em, kính hiển vi đồ chơi, các trò chơi luyện trí nhớ, tập bản đồ địa lý,…


Món quà Giáng sinh nào sẽ khiến con yêu reo lên sung sướng?

4. Cho bé thích khám phá

Có phải bạn đang tìm quà Giáng sinh cho một đứa bé hiếu động, luôn thích khám phá tất cả mọi thứ?
Một số ý tưởng cho bạn: các bộ sách tâm sinh lý cho bé trai/bé gái, pháo hoa chơi trong nhà, một chuyến đi trượt patin, kính viễn vọng, xe mô hình, sách hướng dẫn cắm trại, bạt lò xo, bộ phi tiêu giải trí,…

5. Cho bé yêu thể thao

Món quà gì sẽ phù hợp cho các cô cậu bé thích những hoạt động ngoài trời, thích chạy nhảy, ném bóng?
Một số ý tưởng cho bạn: quần áo thể thao với huy hiệu của đội bóng mà bé hâm mộ, một quả bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, bàn đá banh, đồng hồ thể thao, giày thể thao, găng tay thể thao,…

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Đặc điểm của bé tập nói khi được 25-36 tháng tuổi cần nắm rõ

Ở độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu hỏi những câu hỏi đơn giản, như là “Mẹ có muốn ăn bánh không?” và “Giày con đâu?”.

Việc dạy trẻ kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều đó có thể giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ của mình, làm tiền đề cho sự phát triển năng lực cá nhân trong tương lai. Vì vậy các mẹ cần biết đặc điểm của bé tập nói khi được 25-36 tháng tuổi dưới đây để có cách nuôi dạy thích hợp nhất. Hãy cùng  tham khảo nhé!

1. Bé tập nói từ 25 đến 30 tháng tuổi

Bây giờ bé đã có vốn từ vựng lớn hơn, bé sẽ muốn trải nghiệm nhiều hơn với âm thanh. Trong một lúc, bé có thể hét lên khi có ý nói bình thường và thì thầm khe khẽ khi trả lời câu hỏi, nhưng bé sẽ sớm tìm ra âm lượng phù hợp.
Bé cũng sẽ bắt đầu sử dụng những đại từ nhân xưng như là “con” và “bạn”. Giữa độ tuổi 2 và 3 tuổi, vốn từ vựng của bé sẽ đạt mức 200 từ hoặc hơn. Bé sẽ ghép những danh từ và động từ lại với nhau để tạo thành những câu đơn giản, hoàn chỉnh, ví dụ như “Con ăn bây giờ.”

Chắc chắn bạn sẽ phải bật cười trước những lỗi sai ngộ nghĩnh của bé, nhưng đừng để điều đó trở thành thói quen. Không đòi hỏi bé phải nói đúng ngữ pháp hoàn toàn nhưng bạn nên chỉ cho bé cách nói đúng để bé làm quen dần. Một trong những sai lầm thường gặp của bố mẹ khi dạy con tập nói là lặp lại những câu nói sai của con, điều đó sẽ không tốt cho quá trình phát triển ngôn ngữ của bé.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Ở độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu hỏi những câu hỏi đơn giản, như là “Mẹ có muốn ăn bánh không?” và “Giày con đâu?”. Nếu bạn để ý thấy bé không dùng những câu có nhiều từ hoặc không trả lời khi có người gọi tên bé, nên đưa bé đến bác sĩ. Những hành vi như thế có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy bé chậm phát triển.


Bé lên 3 tuổi đã có thể nói sành sỏi.

2. Bé tập nói từ 31 đến 36 tháng tuổi

Khi bé được 3 tuổi, bé sẽ nói những câu phức tạp hơn. Bé có thể nói chuyện với bạn, có thể điều chỉnh giọng của bé, cách nói chuyện và từ vựng cho phù hợp với người bé đang nói chuyện. Ví dụ, bé thường dùng những từ đơn giản hơn khi nói chuyện với bạn bè như: “Tớ đi tè” nhưng lại dùng những câu phức khi nói chuyện với bạn: “Con muốn đi vệ sinh”.

Bé cũng sẽ hiểu những quy tắc ngữ pháp đơn giản và sử dụng danh từ và đại từ nhân xưng chính xác hơn. Bắt đầu từ bây giờ, những người lớn không phải ba mẹ, bao gồm cả người lạ, có thể hiểu hầu hết mọi thứ bé nói, điều đó có nghĩa là bạn không phải làm “thông dịch viên” cho bé nhiều nữa. Thậm chí bé sẽ rất chuyên nghiệp khi nói họ, tên và cả tuổi của bé, và sẵn sàng giúp đỡ khi được nhờ vả.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Mẹo tiết kiệm thời gian khi chăm sóc cho bé mẹ bầu cần chú ý

Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách lau chùi phòng tắm sau khi đã tắm cho bé.

Làm mẹ, nghĩa là bạn sẽ phải dành nhiều thời gian cũng như công sức chăm sóc đứa con nhỏ của mình. Có thể mẹ sẽ không còn thời gian để chăm sóc, thư giản cho bản thân. Những mẹo tiết kiệm thời gian khi chăm sóc cho bé sau đây sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bản thân mà vẫn chăm sóc bé chu đáo. Hãy cùng  tham khảo nhé!

Với sự phát triển không ngừng của của công nghệ thông tin, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi việc thanh toán các hóa đơn có thể thực hiện trực tuyến. Bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản trên trang web ngân hàng của bạn, và mọi thao tác chỉ mất 5 – 10 phút! Như trước đây, bạn sẽ mất ít nhất là 1 tiếng để chạy đến các điểm thanh toán, điền vào các phiếu nộp tiền rồi ngồi chờ gọi tên… Thật kinh khủng!

Nếu mỗi lần con ngủ, bạn đi dọn dẹp nhà cửa thì mọi thứ sẽ rất ngăn nắp. Tuy nhiên, sau khi cho bé ngủ xong, bạn dường như không còn nhiều năng lượng để làm thêm việc gì khác, do đó bạn nên chọn làm một số việc trong khả năng của mình, rửa chén chẳng hạn, và cho phép mình làm tiếp những việc khác vào ngày mai. Việc này sẽ giúp bạn thấy thoải mái và ít áp lực hơn.

Sau khi bạn tắm cho bé, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp nhà vệ sinh luôn. Bé tắm xong thì bạn cũng xong được một việc nhà.

Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách lau chùi phòng tắm sau khi đã tắm cho bé.

Mỗi buổi sáng khi đánh thức bé dậy, bạn có thể vừa hát, nói chuyện, đùa giỡn với bé trong khi thay đồ cho bé, thay bỉm, thu gom đồ chơi, bỏ đồ vào máy giặt và hút bụi… Cần chắc chắn là bé đã ở trong cũi an toàn khi bạn làm việc.

Sau khi cho bé ăn xong, đặt bé ngồi vào ghế dành riêng cho bé, thắt dây an toàn đầy đủ, đây là lúc bạn có thể tranh thủ xếp quần áo, rửa chén bát hay làm một số việc khác trong nhà bếp. Để có nhiều thời gian cho những việc lâu hơn như lau nhà, chùi nhà tắm…, bạn nên cho bé những đồ chơi đòi hỏi bé tập trung cao độ như bút chì màu và giấy để vẽ.

Nên cố gắng làm tất cả những thứ bạn có thể làm sau khi bé ngủ và trước khi bạn đi ra ngoài như làm đồ ăn, rửa bình sữa, xếp quần áo cho bé hoặc lau dọn nhà bếp. Bằng cách này, bạn có thể cảm thấy dễ chịu với việc nhà và không để nó ảnh hưởng đến thời gian của bạn dành cho con cái.

Để sẵn vài món đồ chơi ở những nơi như nhà bếp hay phòng khách, chúng sẽ “giữ con” giúp bạn khi bạn đang bận.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Bé tập nói được những gì khi từ 12 đến 24 tháng tuổi, bạn có biết?

Bây giờ bé đã hiểu được những câu hỏi và câu điều kiện đơn giản. Mỗi tháng bé sẽ học thêm được vài từ mới. Đa số những từ này là danh từ chỉ những sự vật trong cuộc sống hằng

Sau nhiều tháng lắng nghe những tiếng ư, au của trẻ, sẽ là một khoảnh khắc hồi hộp khi con nói ra những từ đầu tiên – có thể là bố, mẹ hay bà… Vậy bé tập nói được những gì khi từ 12 đến 24 tháng tuổi? đó là câu hỏi cũng như mong đợi của rất nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng  tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con  nhé!

1. Bé tập nói từ 12 đến 18 tháng tuổi

Trước khi bé 1 tuổi, bé có thể bắt đầu sử dụng một hoặc hai từ có nghĩa. Vài tháng tiếp theo, bé sẽ cố gắng bắt chép một vài từ, và bạn có thể nghe bé bập bẹ như thể đang nói chuyện. Thậm chí, bé sẽ luyện tập cả giọng điệu, như cao giọng khi đặt câu hỏi. Bé có thể nói “Bế?” khi đòi bế, ví dụ như thế.

Bé đang học cách sử dụng sức mạnh của lời nói như là một phương tiện để thể hiện nhu cầu của bé. Cho tới khi bé học được thêm nhiều từ để diễn đạt ý kiến và mong muốn, bé sẽ có thể kết hợp ngôn ngữ nói với cử chỉ để diễn đạt điều bé muốn. Ví dụ như, bé sẽ chỉ tay về phía món đồ chơi yêu thích của bé và nói “banh”.
Một số bé phát triển toàn bộ ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với bố mẹ. Ví dụ, bé có thể đặt tay lên miệng khi muốn ăn hoặc nện vào bàn khi bé bực mình.

Đừng lo lắng nếu bé nỗ lực để diễn đạt ý của mình. Điều này thật ra là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đang cố gắng nhiều để giao tiếp và đừng làm lơ bé cho dù bạn có hiểu bé hay không.

Khi được 18 tháng tuổi, bé sẽ có thể bắt đầu nói được nhiều phụ âm. Học cách phát âm những từ này là một bước ngoặt đối với bé, nhờ thế bé học được rất nhiều từ vựng ở thời điểm này. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng là bạn có thể nghe tất cả những âm thanh đó thành những từ thật sự.

Bé tập nói được những gì khi từ 12 đến 24 tháng tuổi? phần 1Tập nói là mốc phát triển quan trọng và không kém phần thú vị cho bé lẫn ba mẹ.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

2. Bé tập nói từ 19 đến 24 tháng tuổi

Bây giờ bé đã hiểu được những câu hỏi và câu điều kiện đơn giản. Mỗi tháng bé sẽ học thêm được vài từ mới. Đa số những từ này là danh từ chỉ những sự vật trong cuộc sống hằng ngày của bé, như là “xe” và “cá”.

Suốt giai đoạn này, bé có thể bắt đầu nối hai từ lại với nhau, tạo những câu đơn giản như “Bế con”. Vì kỹ năng ngữ pháp của bé vẫn chưa phát triển, bạn có thể sẽ nghe những câu kỳ quặc như “Cá bò”.

Thỉnh thoảng bé sẽ cố sức đặt tên cho những sự vật mới mà bé quan sát thấy ở thế giới xung quanh bé. Tuy nhiên, bé có thể mở rộng những từ bé đã biết theo cách của riêng mình, ví dụ như tất cả những con thú mới đều được bé gọi là “chó”. Bạn cũng có thể nghe bé nói những câu sai ngữ pháp một cách buồn cười, đặc biệt là các đại từ nhân xưng.

Khi bé được khoảng 2 tuổi, bé sẽ bắt đầu sử dụng những câu đơn giản gồm từ 2 đến 4 từ và hát những giai điệu đơn giản. Khi nhận thức về bản thân phát triển, bé sẽ sử dụng từ “con” để chỉ bé, và bé chắc chắn thích kể cho bạn nghe bé thích gì và không thích gì, bé nghĩ gì và bé cảm thấy như thế nào.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Hướng dẫn cách dạy bé tập nói hiệu quả theo từng tuổi thích hợp

Bé không biết việc cần làm với những vật dụng hàng ngày, không hiểu những chỉ dẫn đơn giản, không sử dụng những cụm hai từ khi được 30 tháng tuổi, không đặt câu hỏi, không thể 

Còn gì hạnh phúc bằng khi nghe trẻ bi bô. Học nói là một bước quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Dạy con tập nói không phải là một công việc quá khó khăn nhưng cũng chẳng mấy dễ dàng. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn cách dạy bé tập nói hiệu quả phù hợp từng tháng tuổi dưới đây để có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con nhé!

1. Nói chuyện

Các nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên trò chuyện với bố mẹ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển ngôn ngữ của bé. Bạn không cần nói chuyện với bé liên tục nhưng nên tận dụng bất cứ khi nào bạn và bé ở bên nhau. Miêu tả việc bạn đang làm, chỉ cho bé tên gọi những vật dụng xung quanh, đặt câu hỏi hoặc hát cho bé nghe là những gì bạn có thể làm để cùng bé tập nói.

2. Đọc

Đọc sách cùng bé là cách tốt để bé mở rộng vốn từ vựng, cách sắp xếp câu, và cách miêu tả những hành động. Không chỉ dừng lại ở việc đọc sách cho bé, bạn có thể khuyến khích bé kể bạn nghe chuyện gì xảy ra cho nhân vật trong truyện.

3. Lắng nghe

Khi con nói chuyện với bạn, cần lắng nghe bé bằng cách nhìn bé và trả lời bé. Bé chắc chắn sẽ nói nhiều hơn khi bạn tỏ ra hứng thú với những điều bé nói. Qua đó, bạn có thể khuyến khích bé tập nói tốt hơn.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

Hướng dẫn cách dạy bé tập nói hiệu quả phù hợp từng tháng tuổi phần 1Nói chuyện với bé liên tục có thể giúp bé học nói nhanh hơn.

4.  Khi nào cần lo lắng?

Bạn là người tốt nhất có thể giúp bé phát triển khả năng nói sớm. Nếu bé có những biểu hiện như bên dưới và bạn cảm thấy lo lắng, cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra xem bé có phải bị chậm nói hoặc là gặp vấn đề gì về tai hay không.

– 12 đến 18 tháng

Bé không nói từ nào cho tới khi bé được 12 tháng tuổi (bao gồm cả “ma” hoặc “ba”), không bập bẹ trước khi bé tròn 1 tuổi, không biết chỉ đồ vật, không có phản ứng khi được gọi tên, hoặc bạn không thể hiểu một từ nào mà bé nói khi bé được 18 tháng tuổi.

– 19 đến 24 tháng

Bé hiếm khi nói hoặc bắt chước người khác và không có vẻ bực mình khi bạn không thể hiểu điều bé muốn.

– 25 đến 36 tháng

Bé không biết việc cần làm với những vật dụng hàng ngày, không hiểu những chỉ dẫn đơn giản, không sử dụng những cụm hai từ khi được 30 tháng tuổi, không đặt câu hỏi, không thể phát âm nguyên âm hoặc không ai có thể hiểu những điều bé nói khi bé được 3 tuổi, hoặc mất những kỹ năng bé đã từng có.

Nếu bé bị ngọng, đó không hẳn là vấn đề. Nói ngọng là một hiện tượng bình thường, đặc biệt khi kỹ năng suy nghĩ và ngôn ngữ của bé đang được mở rộng nhanh hơn tốc độ nói của bé. Thỉnh thoảng bé sẽ háo hức kể cho bạn nghe bé đang nghĩ gì trong khi bé không thể thốt ra đủ nhanh bằng lời nói.

Bố mẹ có thể giúp bé bằng cách nói mẫu thật chậm và ngắt nghỉ một lúc sau mỗi câu trước khi nói tiếp câu sau. Cần dành thời gian ngồi xuống và nói chuyện từ tốn với bé. Cố gắng không nói nốt câu hoặc xen ngang câu nói của bé, cho bé thời gian suy nghĩ để tìm ra từ cần nói, trao đổi ánh mắt với bé và có những cử chỉ khích lệ như kiên nhẫn gật đầu.
Nhưng nếu bé vẫn nói lắp kéo dài hơn 6 tháng, hoặc tệ hơn là bé phải rất vất vả để nói ra được một từ, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Tìm hiểu thời điểm thích hợp để ngưng dùng tã cho bé

Bạn có thể quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ngồi bô. Việc sử dụng tã và dạy bé ngồi bô có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bé sẵn sàng ngay từ đầu

Không ai có thể phủ nhận tính tiện lợi của tã giấy và cách chúng giúp cuộc sống của các mẹ dễ thở hơn rất nhiều. Nhưng đến một thời điểm nhất định, trẻ phải ngưng dùng tã và bắt đầu tập ngồi bô. Vậy khi nào ngưng dùng tã cho bé là thích hợp nhất? hãy cùng tham khảo thời điểm thích hợp để ngưng dùng tã cho bé dưới đây để có thêm kiến thức chăm sóc con cái nhé!

1. Thời điểm nào là thích hợp?

Theo các chuyên gia và bác sĩ nhi khoa, bé phải được dạy cách ngồi bô khi được 18 tháng tuổi, tức là 1 tuổi rưỡi. Tuy nhiên trong thực tế, càng ngày càng có nhiều bé vẫn mặc tã dù đã tròn 3 tuổi. Một số bố mẹ thậm chí còn để con mặc tã cho tới lúc bé được 4 hoặc 5 tuổi.

Trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, các bé tập trung nhiều vào việc đi tiêu và đi tiểu. Dạy bé ngồi bô trong độ tuổi này, bé sẽ nhanh chóng nắm bắt được, còn ngoài độ tuổi này, bé sẽ có khả năng chống đối.

Thời điểm thích hợp để ngưng dùng tã cho bé mà mẹ nên biết phần 1Ba mẹ nên cho bé tập ngồi bô trước khi ngưng dùng tã cho bé
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...

2. Cách nhận biết khi nào nên ngưng dùng tã cho bé

Bạn có thể quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ngồi bô. Việc sử dụng tã và dạy bé ngồi bô có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bé sẵn sàng ngay từ đầu, bạn có thể từ từ cắt giảm việc sử dụng tã.
Điều quan trọng là bạn cần kiên nhẫn. Mọi chuyện sẽ không đột nhiên trở nên tốt đẹp đúng ý bạn chỉ sau một đêm. Bạn không thể chỉ đơn giản cởi tã bé và mong là bé sẽ có thể kiểm soát ngay lập tức việc vệ sinh của mình. Điều này cần một quá trình và bé cần sự hướng dẫn cũng như động viên của bạn.
Đừng ép buộc bé phải ngồi bô và ngưng dùng tã cùng lúc. Nếu bạn làm thế, mỗi khi bé lỡ “bậy” ra, bé sẽ thấy xấu hổ và cảm giác mình là một kẻ thất bại. Bạn cần khuyến khích bé và không la mắng khi bé chưa kiểm soát được nhu cầu tiêu tiểu của mình. Theo thời gian, bé sẽ thuần thục hơn.
Chắc chắn là ra giường nhà bạn sẽ bị ướt trong vài tháng đầu khi dạy bé ngồi bô. Có những lúc bạn nghĩ bé hoàn toàn sẵn sàng cho việc ngưng dùng tã, nhưng như bạn đã biết, việc này là rất khó.
Quyết định khi nào nên ngưng dùng tã phụ thuộc vào bố mẹ chứ không phải các bé. Không nên đổ lỗi cho các bé khi các bé vẫn phụ thuộc vào tã. Nên nhớ rằng nếu bé thất bại, thực tế đó là lỗi của bạn. Tuy nhiên, đây là một phần trong sự phát triển của bé và bé sẽ học được nhanh chóng nếu bạn bắt đầu đúng thời điểm.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non

Bí quyết tiết kiệm thời gian và cân bằng cuộc sống khi chăm sóc con nhỏ

Việc nhà là những việc không tên và nó như một guồng máy chạy không ngơi nghỉ, vì vậy bạn đừng tham vọng sẽ hoàn thành việc nhà một cách hoàn hảo, nhất là khi bạn có con nhỏ.

Đối với các chị em nào có con nhỏ thì cuộc sống với những đứa bé luôn thật là bận rộn phải không nào? Và bạn sẽ không còn thời gian để tâm đến sức khỏe và vẻ bề ngoài của bạn. Điều này không tốt cho mẹ tí nào. Hãy cùng  tham khảo bí quyết tiết kiệm thời gian và cân bằng cuộc sống khi nuôi con nhỏ dưới đây để cho cuộc sống của mẹ thêm phần thoải mái hơn nhé!

1. Thời gian cho bé ngủ và tắm

– Thực hiện theo một lịch trình

Nên tập cho bé đi ngủ có giờ giấc như buổi tối không được ngủ trễ hơn 9 giờ chẳng hạn. Nhờ đó, vợ chồng bạn có thời gian nghỉ ngơi bên nhau khi bé ngủ.

– Hai trong một

Nếu có 2 bé gấn tuổi nhau, thay vì tắm cho từng bé, bạn có thể tắm cho 2 bé cùng một lúc để tiết kiệm thời gian và các bé có thể chơi với nhau vui vẻ trong lúc tắm.

– Tạm biệt tóc rối

Nên chải đầu cho bé sau khi tắm gội xong để tránh tình trạng tóc bé bị rối, khó chải hơn sau khi tóc đã khô và bạn đỡ mất thời gian hơn.

– Luôn sẵn sàng

Trong phòng tắm của bé, bạn nên có một cái giỏ chứa tất cả các vật dụng bé cần khi tắm như: khăn tắm, khăn lau mặt, dầu gội đầu, sữa tắm, tã, khăn lau các loại… trong một tuần, cuối tuần bạn lại bổ sung tiếp. Nhờ vậy, bạn luôn luôn sẵn sàng khi tắm bé mà không phải chạy tới chạy lui lấy cái này cái kia, mất thời gian.
Bạn cần tìm hiều về thông tin của trẻ sơ sinh và bà bầu. Đến với web nuôi con để có những thông tin bổ ích. Web nuôi con có đầy đủ về kiến thức thai giáo, sức khỏe trẻ emdinh dưỡng bà bầu, nuôi dạy trẻ ...


Mẹ nên lên một lịch chuẩn bị sẵn những việc cần làm trong ngày sẽ giúp tiệt kiệm rất nhiều thời gian.

2. Đừng quên nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống

Việc nhà là những việc không tên và nó như một guồng máy chạy không ngơi nghỉ, vì vậy bạn đừng tham vọng sẽ hoàn thành việc nhà một cách hoàn hảo, nhất là khi bạn có con nhỏ.

Nếu con khóc hay giận dỗi, đây là lúc bé muốn được bạn quan tâm và chơi với bé. Điều tốt nhất bạn nên làm lúc này là gác mọi việc lại, dành tất cả tình yêu thương và sự quan tâm của bạn hướng về bé. Dần dần, bé sẽ độc lập hơn và muốn làm tất cả mọi thứ một mình.

Với những bà mẹ ở nhà chăm con, nên ghi nhớ rằng việc ưu tiên hàng đầu của bạn là chăm sóc con và dành thời gian quý giá của bạn ở bên con, chứ không phải để có một ngôi nhà sạch sẽ tuyệt đối! Khi con bạn ở độ tuổi tập đi, một ngôi nhà sạch sẽ, hoàn hảo là điều không thể.

Trong nhịp sống hối hả hiện nay, con cái sẽ là liều thuốc tuyệt diệu giúp các bậc cha mẹ thấy cuộc sống ý nghĩa và đáng yêu hơn. Bạn hãy thử ngồi xuống vui đùa cùng con, bạn sẽ thấy đầu óc mình nhẹ tênh và bạn chỉ muốn gác lại mọi việc sang một bên để bên con thật lâu vì bạn biết rằng khoảnh khắc ấy là bất tận. Việc lau chùi, giặt giũ không làm hôm nay thì hôm sau làm cũng không sao cả. Đừng để tâm lý “phải hoàn tất mọi việc” trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn.

Thai Giáo
Sức Khỏe Trẻ Em
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Nuôi Dạy Trẻ Mầm Non
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non